đèn gỗ

đèn gỗ trang trí

Những người đang làm việc cật lực có phải là yêu công việc?

Đăng ngày 18/12/2023

Không ít người đã đặt giới hạn bản thân phải làm việc tối thiểu 11 giờ mỗi ngày để tăng thêm năng suất, nhưng khi được hỏi có yêu công việc của mình, họ ngập ngừng không chắc.

Không ít người đã đặt giới hạn bản thân phải làm việc tối thiểu 11 giờ mỗi ngày để tăng thêm năng suất, nhưng khi được hỏi có yêu công việc của mình, họ ngập ngừng không chắc.

 

“Đừng dừng lại khi bạn mệt mỏi”?
 

Trong loạt chi nhánh của Wework – một “siêu kỳ lân” trong ngành văn phòng toàn cầu – tại New York, slogan “Do what you love” (Hãy làm những gì bạn thích) được hiện diện khắp nơi. Những chiếc đèn neon lấp lánh yêu cầu mọi người hãy “Hustle harder” (Hãy hối hả hơn), và đâu đâu cũng là những bức tranh treo tường với khẩu hiệu T.G.I.M (Thanks God It’s Monday). Ngay cả dưa chuột trong máy làm lạnh của Wework cũng được khắc một thông điệp “Don’t stop when you’re tired. Stop when you’re done” (Đừng dừng lại khi bạn mệt mỏi, hãy chỉ dừng lại khi bạn đã hoàn thành).

 

Chào mừng bạn đến với “văn hoá hối hả” (“hustle culture”). Văn hoá hối hả, hiểu đơn giản là khi áp lực xã hội khuyến khích mỗi cá nhân nên làm việc cật lực để phát huy tới 200% khả năng của mình. Những bộ óc vĩ đại nhất trong xã hội đương thời đã và đang nói rằng họ làm việc 18 giờ ngày - và sau đó tự hào về văn hoá hối hả với hashtag #hustle trên Instagram. Từ khi nào, xu hướng làm việc cật lực đã trở thành một lối sống?

 

Những người đang làm việc cật lực có phải là yêu công việc?

 

Là khi tình trạng thiếu ngủ triền miên đã được “bình thường hoá” nhằm mục đích đạt được thành công.

 

Là khi không ít người đã đặt giới hạn bản thân phải làm việc tối thiểu 11 giờ mỗi ngày để tăng thêm năng suất, nhưng khi được hỏi có yêu công việc hay không, họ ngập ngừng không chắc.

 

Là trong môi trường các đồng nghiệp đều hối hả cạnh tranh, nếu như làm việc đúng theo “một tuần làm việc thông thường” sẽ khiến bạn trông giống như một kẻ lười biếng.

 

Là khi chúng ta cảm thấy tội lỗi chỉ vì đã dành nhiều thời gian cho những việc không liên quan đến công việc.

 

Một nhịp sống hối hả từng giây từng phút, nơi sự bận rộn là thước đo của thành công. Đâu đó ngoài kia có những người đang thấy mình thật tệ và bất tài khi không bận rộn bằng những bạn bè đồng trang lứa.

 

Những người đang làm việc cật lực có phải là yêu công việc?

 

Nền văn hoá hối hả và một thế hệ kiệt sức

 

Từ thời còn học trung học ở một thị trấn nhỏ phía đông Trung Quốc, Lý Hiểu Minh đã mơ ước được chuyển tới một thành phố lớn để anh có được cuộc sống tốt hơn.

 

Nhưng bây giờ ở tuổi 24, Hiểu Minh chỉ muốn nghỉ ngơi.

 

Trên khắp Trung Quốc có rất nhiều người trẻ tuổi cũng cảm thấy giống Hiểu Minh. Họ cũng đang cảm thấy mệt mỏi trong cuộc đua khốc liệt để vào được đại học và có việc làm. Người trẻ phải đối mặt với sự cạnh tranh gay gắt cho những công việc hấp dẫn nhất, đặc biệt là lĩnh vực công nghệ, khi đất nước ngày một cắt giảm doanh nghiệp tư nhân.

 

Ngay cả khi đã tìm được việc làm, họ vẫn phải đối mặt với căng thẳng triền miên với lịch làm việc dày đặc. Điểm chung ở những công ty công nghệ hay công ty khởi nghiệp là yêu cầu nhân viên làm việc với năng suất gần như gấp đôi hoặc nhiều hơn số giờ trong một tuần làm việc thông thường. “Văn hoá 996” – làm việc từ 9h sáng đến 9h tối trong 6 ngày/tuần - đã trở nên quá phổ biến trong các công ty lớn tại Trung Quốc.

 

Tình trạng thiếu ngủ trong thời gian dài kèm theo căng thẳng thường xuyên có thể dẫn tới những bệnh lý nghiêm trọng như trầm cảm, đau tim, nhiễm trùng, tiểu đường, giảm khả năng phán đoán và mất đi sự tỉnh táo. Thế nhưng, không phải ai cũng nhận ra mình đang là một phần của nền văn hoá độc hại.

 

Những người đang làm việc cật lực có phải là yêu công việc?


Giờ đây, những người trẻ tuổi ngày càng cảnh giác với “văn hoá hối hả” - thứ mà nhiều người đi trước từng hết mực tôn sùng. Có một khái niệm mới xuất hiện gọi là “nằm thẳng cẳng”, hay còn hiểu là tâm lý từ chối áp lực và tham vọng mà các thế hệ trước đó đã xác định. Cụm từ này xuất phát từ một bài đăng gây sốt trên một diễn đàn tại Trung Quốc, tác giả đã bày tỏ quan điểm rằng thay vì làm việc cả đời để chạy theo một căn hộ, một chiếc xe hay các giá trị truyền thống khác, mọi người có thể sống một cuộc sống đơn giản và bình yên hơn.

 

Mối quan tâm đến xu hướng “nằm thẳng cẳng” đã bùng nổ trên các phương tiện truyền thông, sau đó nhiều trang diễn đàn tại Trung Quốc đã phải xoá hoặc hạn chế việc sử dụng thuật ngữ này. Chính phủ nước này kịch liệt phản đối tư tưởng trên, và cho rằng những người trẻ phải cố gắng làm việc chăm chỉ thay vì buông xuôi.

 

Tuy nhiên hiện tượng này không chỉ giới hạn ở Trung Quốc mà còn ở khắp các nước châu Á, trong đó có Việt Nam. Những người trẻ tuổi cho rằng họ đã kiệt sức trước viễn cảnh làm việc chăm chỉ và áp lực triền miên chỉ để nhận được thu nhập ít ỏi không tương xứng. Họ không hiểu được vì sao lại phải làm việc cật lực chỉ để đổi lấy một thể chất và tinh thần cạn kiệt.

 

Giá nhà tăng cao đang góp phần tạo thêm áp lực cho mỗi người. Tính theo mét vuông, chi phí trung bình của một căn hộ tại Bắc Kinh đã tăng hơn gấp đôi chỉ trong 6 năm tính đến năm 2019, theo Cục Thống kê Quốc gia Trung Quốc. Như vậy, dù có làm việc chăm chỉ đến đâu, người trẻ cũng rất khó mua được một căn nhà chỉ nhờ đồng lương tích cóp.

 

Năm 2011, một tờ báo Hàn Quốc đã đặt ra khái niệm mới “sampo” – nghĩa đen là “bỏ 3” – để mô tả một thế hệ đã từ bỏ việc hẹn hò, kết hôn và sinh con. Năm 2017, tới 74% người trưởng thành ở Hàn Quốc cho biết họ đã từ bỏ ít nhất một thứ: hẹn hò/kết hôn/giải trí/mua nhà/hoặc một khía cạnh khác của cuộc sống vì khó khăn kinh tế và việc làm. Còn Nhật Bản, người trẻ quá bi quan về tương lai của đất nước đến mức tìm cách trốn chạy khỏi cuộc đua của cải vật chất và chỉ muốn “nằm thẳng cẳng”.

 

 

Những người đang làm việc cật lực có phải là yêu công việc?

 

Kết
 

Văn hoá hối hả là một nền văn hoá độc hại, hãy ngừng tôn vinh nó như thể lẽ sống. Tuy vậy, làm việc chăm chỉ và nỗ lực cũng không phải là một điều xấu. Thành công không giống như trái sung - bạn phải bỏ công bỏ sức mới đạt được thay vì chỉ cần “há miệng” là có cơ man trúng quả. Nhưng trong bất cứ việc gì, hãy vạch ra các giới hạn cho bản thân và đặt sức khoẻ của mình lên hàng đầu. Thay vì làm việc cật lực, hãy nghĩ xem làm sao để làm việc hiệu quả với một lịch trình hợp lý. Và đôi lúc bạn cũng cần “bước chậm lại giữa thế gian vội vã” để nhìn lại sâu bên trong và tự hỏi rằng, mình có đang hối hả vì những điều đúng đắn?

 

Dẫu ở hoàn cảnh nào cũng chớ quên, mỗi chúng ta luôn có sự lựa chọn.

 

Dù cái đích bạn muốn có là gì, xin hãy nhớ lựa chọn chính mình.

 






Tin xem nhiều

Tin mới cập nhật