đèn gỗ

đèn gỗ trang trí

3 điều đại kỵ không nên nói tại nơi làm việc, thốt ra một lời là rước họa vào thân

Đăng ngày 15/05/2023

Đây là những điều người khôn ngoan không bao giờ nói ra ở nơi làm việc.

Chốn công sở không phải là nơi kết bạn, cũng không phải là nơi để chia sẻ sở thích hay tâm tình. Ở chốn công sở, công việc là quan trọng nhất. Việc quá để ý hay lo những chuyện bao đồng, bạn sẽ tự rước họa vào thân. Người xưa có câu: "Thị phi không tự nhiên mà có, mà bản thân tự rước về".


Thật sự không đơn giản khi người ta nói: “Không gì phức tạp bằng thế giới của người trưởng thành”. Ở nơi làm việc, giao tiếp với sếp và đồng nghiệp là điều không thể tránh khỏi. Việc nói chuyện không đúng cách, nói lời không nên nói sẽ làm hỏng hình tượng, khiến bạn chuốc thêm rắc rối. Dưới đây là 3 điều đại kỵ, người khôn ngoan không bao giờ nói ở nơi làm việc.

 

1. Phàn nàn công việc quá khó khăn


Chúng ta đi làm vì miếng cơm, manh áo, vì cuộc sống tốt hơn. Trên đời này, không có công việc nào dễ dàng. Khi khó khăn đến, nhiều người có suy nghĩ muốn nghỉ việc, chán công việc mình đang làm.

 

Nhưng trên thực tế, không ai có công việc ưng ý. Ngay cả khi bạn làm ông chủ, bạn sẽ càng đau đầu và áp lực. Khi khó khăn ập đến, có người dốc sức chống đỡ và vượt qua, có người kêu ca không ngừng, mong nhận được sự đồng cảm của người khác. Đối mặt bằng cách nào hoàn toàn là sự lựa chọn của bạn, chứ không phải tình thế ép buộc.

 

3 điều đại kỵ không nên nói tại nơi làm việc, thốt ra một lời là rước họa vào thân

 

Trong cuốn sách "A Complaint Free World", nhà văn Will Bowen đã viết: "Phàn nàn cũng giống như hơi thở có mùi. Chúng ta chỉ ngửi được mùi phát ra từ miệng của người khác, còn từ bản thân thì không".

 

Nhìn từ góc độ khác, không một người sếp, người đồng nghiệp nào thích nghe những lời phàn nàn, than vãn. Tốt nhất, bạn nên giữ thái độ tích cực trong công việc. Than vãn là điều không cần thiết. Nếu gặp vấn đề gì, bạn hãy nói thẳng với sếp để cùng tìm phương pháp giải quyết. Than vãn với đồng nghiệp chẳng ích gì, có khi lại làm mọi thứ tệ hơn.

 

2. Coi thường đồng nghiệp


Cùng làm việc trong một môi trường, có người làm tốt hơn bạn, có người sở hữu năng lực không bằng. Không ít người so bì năng lực để lấy lòng sếp nơi công sở. Tuy nhiên, cho dù đồng nghiệp thua kém năng lực, bạn cũng không nên dùng thái độ xem thường họ.

 

Bạn nên biết rằng: “Núi cao, còn có núi cao hơn”. Bạn coi thường người khác, đương nhiên cũng có người coi thường lại. Đã bước chân vào nơi làm việc, hầu như ai cũng có chuyên môn và năng lực của riêng họ. Cấp trên là người có chuyên môn về quản lý, họ có sự nhận định riêng về từng nhân viên. Tốt nhất, bạn không nên coi thường, so bì bản thân với bất cứ ai. Sếp sẽ nghĩ bạn sở hữu nhân cách không tốt, thích lo chuyện bao đồng.

 

 

3 điều đại kỵ không nên nói tại nơi làm việc, thốt ra một lời là rước họa vào thân

 

 

Kẻ mạnh nâng đỡ nhau, kẻ yếu giẫm đạp nhau. Nếu muốn thăng cấp bản thân, tiến đến vị trí cao hơn, đừng giẫm đạp lên người khác mà hãy tạo dựng mối quan hệ tốt đẹp với những người xung quanh.

 

3. Đánh giá về phần công việc không thuộc phạm vi chức trách của mình


Đã bao giờ bạn gặp trường hợp một người đồng nghiệp ở bộ phận khác đánh giá về công việc của mình chưa?

 

“Tại sao bạn làm ít hơn tôi, mà lương lại như nhau?”, “Sao bộ phận này nhàn rỗi, trong khi bộ phận mình làm bận bịu tối tăm mặt mũi như thế?”...

 

Trên Zhihu (nền tảng hỏi đáp và tâm sự ở Trung Quốc), có người hỏi: “Nếu gặp phải đồng nghiệp thích đánh giá của người khác thì phải làm sao?”.

 

 

3 điều đại kỵ không nên nói tại nơi làm việc, thốt ra một lời là rước họa vào thân

 

Một người dùng trả lời câu hỏi như sau: "Kiểu đồng nghiệp này chỉ giả vờ thông minh. Họ muốn làm nhụt tinh thần của người khác, chứng tỏ công việc của họ tỉ mỉ và tiêu chuẩn hơn. Nhưng thật ra, họ không biết gì cả, như một con ếch ngồi dưới đáy giếng nhìn thế giới bằng đôi mắt hạn hẹp của mình".

 

Nhà văn Mỹ, Dale Carnegie từng nói: "Mọi sự giao tiếp đều có ranh giới cuối cùng không thể vượt qua. Giữa hai con người, ranh giới này không rõ ràng, nhưng vẫn đang tồn tại. Mọi rắc rối và xung đột đều nảy sinh từ những lần muốn vượt qua ranh giới này".

 

Thay vì đánh giá, phán xét về phần công việc của người khác, bạn nên giữ im lặng. Nếu bộ phận hoặc nhân viên đó không thể tạo ra giá trị cho công ty, họ không thể tồn tại trong môi trường này. Đôi khi, điều bạn nhìn thấy không phải luôn là sự thật. Bạn có thể nhìn thấy bộ phận khác làm việc không nhiều bằng nhưng vẫn nhận được mức lương tương đương. Tuy nhiên, họ có thể đang bận rộn với nhiệm vụ khác. Các bộ phận khác nhau có tính chất và nhiệm vụ khác nhau. Đây là điều người bên ngoài không thể hiểu được hoàn toàn.






Tin xem nhiều

Tin mới cập nhật