đèn gỗ

đèn gỗ trang trí

Người thân quen bỗng trở nên xa lạ...

Đăng ngày 23/08/2023

Trong mọi mối quan hệ, nếu "xa mặt" rất dễ "cách lòng". Khi cách xa về địa lý dễ dẫn đến tình cảm phai nhạt. Thế nhưng, vẫn có những cách để duy trì tình cảm bền chặt mà người trẻ đã và đang áp dụng…

Trong mọi mối quan hệ, nếu "xa mặt" rất dễ "cách lòng". Khi cách xa về địa lý dễ dẫn đến tình cảm phai nhạt. Thế nhưng, vẫn có những cách để duy trì tình cảm bền chặt mà người trẻ đã và đang áp dụng…

 

Để 'xa mặt' nhưng không 'cách lòng' người trẻ áp dụng những cách này… - Ảnh 1.
Gặp mặt trực tuyến là cách để người trẻ duy trì mối quan hệ khi ở xa

 

Trần Thị Mỹ Linh, sinh viên Trường ĐH Kinh tế TP.HCM, chia sẻ: "Mình và bạn thân học chung lớp và chơi với nhau từ bậc THCS. Tuy nhiên khi lên đại học, bạn học ở TP.Đà Nẵng còn mình vào TP.HCM. Do đó, mỗi năm chỉ gặp nhau được khoảng 2, 3 lần, đứa nào cũng bận học nên không gọi điện cho nhau thường xuyên. Lâu dần mình nhận ra tình bạn bắt đầu xa cách. Mỗi đứa một nơi nên khi có dịp gặp nhau cũng không biết nói gì. Đúng là xa mặt cách lòng".

‏Không chỉ Linh mà đó cũng là câu chuyện chung của nhiều người trẻ. "Trước kia khi còn làm việc ở văn phòng mình chơi rất thân với một chị đồng nghiệp cũ. Rồi từ ngày mình nghỉ việc và chuyển sang làm nhân viên tự do thì hai chị em không còn gặp nhau thường xuyên. Mỗi khi có dịp gặp lại chỉ nói được vài câu là cả hai chăm chú… sử dụng điện thoại chứ chẳng còn quan tâm, thân thiết. Cảm giác rất xa lạ", Vũ Thị Hồng Thanh (25 tuổi), ở trọ trên đường Lê Quang Định, Q.Bình Thạnh, TP.HCM, chia sẻ.

‏Bên cạnh các mối quan hệ với bạn bè, đồng nghiệp thì trong tình yêu hay người thân cũng… xa mặt cách lòng. Nguyễn Quang Huy, sinh viên Trường ĐH Tài chính - Marketing, kể: "Mình đi học xa, chỉ thường gọi điện thoại cho ba mẹ. Mình chưa từng gọi điện hỏi thăm họ hàng nên dịp tết về quê gặp mặt những người bà con cảm giác rất ngại ngùng".

Để xa mặt nhưng không cách lòng


‏Để không phải xa mặt cách lòng, những cách hiệu quả mà người trẻ hay áp dụng như: thường xuyên liên lạc, trò chuyện, hỏi thăm sức khỏe, tranh thủ gặp nhau ở những dịp đặc biệt...

‏Sau hơn 1 năm học ở TP.HCM, Nguyễn Thị Yến Quyên, cựu sinh viên Trường ĐH Khoa học tự nhiên TP.HCM đã quyết định sang Hàn Quốc du học. Dù vậy, cô nàng này vẫn giữ được mối quan hệ rất tốt với các bạn trong phòng ký túc xá cũ.

‏"Mình vẫn giữ liên lạc với các bạn bằng cách thường xuyên gọi điện video để hỏi thăm nhau. Mình kể cho các bạn nghe về cuộc sống ở đây, nhắc lại những kỷ niệm khi còn ở chung với nhau. Nhờ vậy, cảm giác vẫn thân thuộc như ngày trước chứ không hề xa lạ. Mình dự định cuối năm nay sẽ về thăm nhà và có một chuyến đi chơi với những người bạn cũ", Quyên chia sẻ.

 

Để 'xa mặt' nhưng không 'cách lòng' người trẻ áp dụng những cách này… - Ảnh 2.
Thường xuyên nhắn tin hỏi thăm là cách để Cúc duy trì mối quan hệ bền chặt với cô giáo cũ

 

‏Còn với Huỳnh Thị Thanh Cúc, sinh viên Trường ĐH Khoa học xã hội và nhân văn TP.HCM, mặc dù đã vào thành phố học được 3 năm nhưng vẫn giữ mối quan hệ thân thiết với cô giáo cũ. ‏"Mình rất quý cô nên thường xuyên nhắn tin trò chuyện, hỏi thăm. Rồi mỗi lần có dịp về quê (ở tỉnh Bình Thuận) là lại ghé thăm cô. Nếu về trúng dịp 20.11 hay sinh nhật, mình cũng có những món quà nhỏ tặng cô. Dù không đáng là bao nhưng đó là tấm lòng và sự quan tâm của mình dành cho cô", Cúc kể.

‏Còn trong tình yêu, làm thế nào để cả 2 không cảm thấy xa cách về địa lý? Nguyễn Thị Phương Thảo, ‏‏du học sinh Trường Nhật ngữ First Study ở Osaka (Nhật Bản)‏‏ và bạn trai yêu xa gần 2 năm nay. Nhưng như chia sẻ của Thảo thì tình yêu của họ vẫn hạnh phúc. Thảo kể: "Mình đi du học từ năm 2022 còn anh ấy ở Việt Nam. Khoảng cách địa lý đã khiến tụi mình không ít lần cãi vã, giận hờn. Nhưng sau đó thay vì giận dỗi, tụi mình trò chuyện, chia sẻ với nhau nhiều hơn. Và khi có vấn đề sẽ kể nhau nghe rồi giải quyết ngay lúc đó".

‏Thạc sĩ tâm lý Bùi Vĩnh Nghi, giảng viên Trường ĐH Công nghệ TP.HCM, cũng chia sẻ rằng việc xây dựng và phát triển một mối quan hệ dựa trên nền tảng sự thấu hiểu và chia sẻ. Mà cách tốt nhất là những cuộc gặp gỡ và trò chuyện trực tiếp.

‏Tuy nhiên, nếu rơi vào hoàn cảnh phải "xa mặt", để hạn chế "cách lòng", thì thạc sĩ Nghi đưa ra lời khuyên: "Cần có những khoảng thời gian chất lượng dành cho nhau. Đó là những cuộc gặp gỡ trực tuyến hoặc các cuộc trò chuyện với sự lắng nghe sâu sắc. Bên cạnh đó là những lời động viên chia sẻ đến từ sự chân thành. Mặc dù không có điều kiện để ở gần nhau nhưng vẫn có nhiều cách để chúng ta kết nối và duy trì mối quan hệ. Chỉ cần chúng ta xác định được tầm quan trọng và ý nghĩa của mối quan hệ đó thì sẽ luôn có cách để dành sự ưu tiên cho bất kể ai".






Tin xem nhiều

Tin mới cập nhật