đèn gỗ

đèn gỗ trang trí

Không thể tăng giá trong tháng "cô hồn"

Đăng ngày 08/09/2015

Tháng 7 âm lịch (còn được gọi là tháng cô hồn), bắt đầu từ giữa tháng 8 và kết thúc vào giữa tháng 9. Đây cũng là thời điểm tiền đồng Việt Nam giảm khoảng 5% so với đồng đôla Mỹ. Đây là một bất lợi cho các nhà nhập khẩu, trong đó có nhóm hàng điện tử, kỹ thuật số… “Sức mua đang chững lại, nhìn quanh không ai chịu tăng giá… nên chúng tôi cũng bấm bụng không tăng giá. Nếu đơn phương tăng giá lúc này là “tự sát”, giám đốc một hãng sản xuất điện thoại di động nội địa, than thở.


Tháng 7 âm lịch (còn được gọi là tháng cô hồn), bắt đầu từ giữa tháng 8 và kết thúc vào giữa tháng 9. Đây cũng là thời điểm tiền đồng Việt Nam giảm khoảng 5% so với đồng đôla Mỹ. Đây là một bất lợi cho các nhà nhập khẩu, trong đó có nhóm hàng điện tử, kỹ thuật số… “Sức mua đang chững lại, nhìn quanh không ai chịu tăng giá… nên chúng tôi cũng bấm bụng không tăng giá. Nếu đơn phương tăng giá lúc này là “tự sát”, giám đốc một hãng sản xuất điện thoại di động nội địa, than thở.
 
Ông Trần Kinh Doanh, tổng giám đốc Thế Giới Di Động xác nhận, lẽ ra, những sản phẩm iPhone mà Thế Giới Di Động nhập trực tiếp phải tăng giá từ giữa tháng 8 nhưng suy xét nhiều bề, cơ cấu doanh thu của nhóm sản phẩm này quá nhỏ so với tổng doanh số nên Thế Giới Di Động quyết định giữ nguyên giá. “Với tỷ giá giữa tiền đồng và đôla Mỹ, lẽ ra phải tăng giá để đảm bảo biên độ lợi nhuận nhưng tính ra, có tăng giá iPhone lúc này cũng chẳng đáng gì nên không tăng giá”, ông Doanh nói.
 
Còn với các nhà sản xuất nội địa như Mobiistar, Masscom, Q…, với số lượng nhập khẩu hàng trăm ngàn chiếc mỗi tháng, không thể có những cái tặc lưỡi “thôi, không tăng” dễ dàng như ông Doanh của Thế Giới Di Động được. Nhưng họ không tự tiện tăng giá mà đang “canh me” nhau “để thử sức chịu đựng khi biên độ lợi nhuận càng giảm dần”, như lời giám đốc kinh doanh của một nhà bán lẻ. Cuối tuần trước, đại diện phía Nam của một hãng sản xuất điện thoại di động Việt, nói với phóng viên Thế Giới Tiếp Thị: “Phải tìm cách nào đó tăng giá chút đỉnh, chứ không thì chỉ hoà vốn, chưa kể những khoản chi cho các hoạt động tiếp thị, khuyến mãi, hậu mãi đã cam kết với người tiêu dùng trước đây. Nhưng tăng như thế nào, cần phải tính vì chẳng có nhà nào chịu tăng giá trong lúc này”.
 
Cả thị trường không tăng giá nên các hãng sản xuất nội địa cũng không thể áp dụng chính sách tăng giá cho những sản phẩm đã và đang được nhập trong tháng “cô hồn”! Để duy trì lợi nhuận tối thiểu trong khoảng thời gian dài, có thể tới cuối năm, có nhà sản xuất đã phải nghĩ đến các phương án cắt giảm chính sách tiếp thị, quảng bá, thậm chí giảm nhân sự để cầm cự… Đã có hãng sản xuất nghĩ đến việc đàm phán với nhà bán lẻ giảm chút lợi nhuận, nhưng xem chừng không thể thực hiện được. Cũng có hãng tính chuyện âm thầm tăng giá nhẹ nhưng sợ không bán được hàng vì khách hàng bây giờ “quái lắm”. “Từ đầu năm cho đến nay, lợi nhuận coi như dành nuôi tỷ giá. Co kéo giỏi lắm, mức lãi chỉ đủ trả lương cho nhân viên”, đại diện một hãng sản xuất điện thoại trong nước, ngậm ngùi.
 
Nhiều nhà sản xuất trong nước bình luận rằng, với mức độ phá giá của đồng nhân dân tệ gấp đôi tiền đồng Việt Nam, là điều kiện cho nhiều nhãn hiệu điện thoại của Trung Quốc “tấn công mạnh hơn vào thị trường Việt Nam, tiêu diệt những sản phẩm giá thấp”. Có ý kiến cho biết, tại thị trường Việt Nam, trên cơ sở tham chiếu là đồng đôla Mỹ, cùng có chung cấu hình nhưng hàng của các thương hiệu Trung Quốc luôn thấp từ 5 – 10% so với các thương hiệu nội địa đang đặt hàng gia công tại Trung Quốc. Cộng vào đó, nhiều thương hiệu điện thoại di động Trung Quốc đang dành những khoản chi lớn để tiếp thị, khuyến mãi với mục tiêu kéo người dùng ngày càng nhiều hơn.
 
Mức độ cạnh tranh khốc liệt, vốn yếu, tỷ giá bất lợi… liệu tình hình hiện nay có là dấu chấm hết cho các thương hiệu nội địa? Nhiều chuyên gia cho rằng, đúng là trong tình cảnh “chó cắn áo rách” nhưng chưa tới mức nguy ngập, với điều kiện từ nay đến cuối năm vẫn giữ mức tỷ giá giữa tiền đồng và đôla Mỹ. “Nhưng nếu tỷ giá tăng thêm vài phần trăm, chắc chắn sẽ có thương hiệu nội địa “chết lâm sàng””, một chuyên gia thị trường nhận định.
 
Trọng Hiền





Tin xem nhiều

Tin mới cập nhật