đèn gỗ

đèn gỗ trang trí

Hiểm họa giấu mặt gây đái tháo đường

Đăng ngày 10/08/2015

Tháng 2 năm nay T. ra đi khá trẻ, 51 tuổi. Những cái chết trẻ thường liên quan đến một vấn đề sức khoẻ nghiêm trọng nào đó. T. không là ngoại lệ. Anh sống lành mạnh, không nhậu nhẹt, không hút thuốc, nhưng gần như cả đời nước ngọt là thức uống khoái khẩu của anh. Hậu quả là anh bị đái tháo đường (ĐTĐ) và chết vì những biến chứng của bệnh này.
Tháng 2 năm nay T. ra đi khá trẻ, 51 tuổi. Những cái chết trẻ thường liên quan đến một vấn đề sức khoẻ nghiêm trọng nào đó. T. không là ngoại lệ. Anh sống lành mạnh, không nhậu nhẹt, không hút thuốc, nhưng gần như cả đời nước ngọt là thức uống khoái khẩu của anh. Hậu quả là anh bị đái tháo đường (ĐTĐ) và chết vì những biến chứng của bệnh này.
 
Bệnh tăng nhanh như dịch
 
Khoa nội tiết bệnh viện Nguyễn Tri Phương, TP.HCM là một trong những khoa quá tải. Đến đây điều ai cũng dễ nhận ra là 80% giường bệnh thuộc về bệnh nhân ĐTĐ. BS.CK2 Thái Văn Hùng, trưởng đơn vị bàn chân ĐTĐ, nói: “Ở bệnh viện này, phòng khám ĐTĐ ngoại trú lúc nào cũng quá tải, bệnh nhân nhập viện cũng ngày một nhiều – tăng về số lượng lẫn độ nặng của biến chứng. Có đến 15% bệnh nhân nội trú bị biến chứng nặng về mạch máu, nhiều người phải cưa chân”.
 
Thực tế tình hình bệnh ĐTĐ tại bệnh viện Nguyễn Tri Phương chỉ là nét chấm phá nhỏ trong bức tranh toàn cảnh về ĐTĐ tại nước ta. Có người nói bệnh này tăng như dịch cũng không sai. Thật vậy, nếu cuộc điều tra toàn quốc lần đầu tiên về bệnh ĐTĐ ở nước ta vào năm 1991 cho thấy chỉ có 1% người lớn mắc bệnh, thì 20 năm sau (2012), con số này là 6%. Riêng ở TP.HCM, một điều tra vào năm 2010 cho thấy cứ mười người lớn có một người mắc ĐTĐ. Dĩ nhiên tỷ lệ này của bệnh ĐTĐ týp 2.
 

Nhiều nguyên nhân dẫn đến ĐTĐ, nhưng người ta ngày càng đề cập nhiều đến nguyên nhân thức uống ngọt. Một nghiên cứu mới công bố trên tạp chí Y học Anh quốc (British Medical Journal) của TS Fumiaki Imamura gợi ý việc sử dụng thức uống ngọt thường xuyên có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh ĐTĐ týp 2, ngay cả ở người gầy ốm.
 
BS Hùng giải thích: “Thức uống ngọt chứa một lượng năng lượng nhất định. Sau khi sử dụng khẩu phần dinh dưỡng phù hợp với thể trạng và hoạt động của mình, nếu mỗi người còn dùng thêm nước ngọt thì lâu dài sẽ dẫn đến béo phì và tiểu đường”.
 
Cảnh báo ghiền nước ngọt
 
Tuần qua, trang mạng xã hội của dược sĩ người Anh Niraj Naik, The Renegade Pharmacist, trình bày một đồ hoạ về phản ứng của cơ thể sau khi uống một lon nước ngọt có gas. Theo Niraj, một lon nước ngọt chứa mười muỗng càphê đường, bằng với nhu cầu đường hàng ngày của cơ thể. 20 phút sau khi uống, đường huyết trong máu tăng vọt khiến insulin không đủ sức chuyển hoá. Lúc này gan vào cuộc bằng cách chuyển đường thành mỡ dự trữ trong cơ thể.
 
Ella Allred, chuyên gia dinh dưỡng Anh quốc, bình luận: “Việc đưa một lượng đường quá nhiều vào cơ thể khiến tuỵ tạng của bạn không đủ sức tạo ra insulin, làm tăng nguy cơ phát triển ĐTĐ týp 2, tích tụ mỡ quanh vòng eo, điều này khiến bạn dễ mắc các bệnh tim mạch”. Nhưng cảnh báo lớn nhất của Ella là tình trạng ghiền nước ngọt do các thành phần trong sản phẩm này gây ra: “Đường và caffeine trong nước ngọt kích thích các trung tâm khoái cảm trong não không khác gì cocaine và heroin, khiến bạn thèm uống nhiều hơn, lâu ngày gây ra bao nhiêu điều tệ hại cho cơ thể bạn”.
 
Chứng kiến không ít những trường hợp ghiền nước ngọt, BS Hùng đưa ra một giải thích khác: “Việc sử dụng thường xuyên một thức uống ngọt sẽ dẫn đến thói quen, chẳng hạn mỗi khi ăn cơm người ta phải uống một lon nước ngọt, không uống, chịu không được vì điều này đã trở thành thói quen”.
 
Bất chấp những cảnh báo về ghiền nước ngọt và những hệ luỵ của nó gây ra, cộng đồng dường như chưa quan tâm đúng mức. Báo cáo của công ty nghiên cứu thị trường Kantar Worldpanel tại Việt Nam cho thấy trong quý 2/2015, ngành hàng thức uống tiếp tục dẫn đầu thị trường hàng tiêu dùng nhanh với giá trị tiêu thụ tăng 13% so với cùng kỳ năm ngoái. Đáng giật mình là sự tăng trưởng nước ngọt có gas ở thành thị, thu hút thêm 78.000 hộ gia đình mới!
 
BS Hùng khuyến cáo: “Đối với người bình thường, họ cần tính toán năng lượng nhập vào hàng ngày trong cơ thể phù hợp cho mình. Mỗi người có mức tiêu thụ năng lượng khác nhau tuỳ theo hoạt động của họ, không nên thấy người khác ăn thế nào mình bắt chước theo. Còn đối với bệnh nhân tiểu đường, việc kiểm soát lượng đường sử dụng hàng ngày là ưu tiên hàng đầu. Ngoài ăn kiêng, họ còn phải tăng cường vận động để tiêu hao bớt năng lượng”.
 
Gạo nhiễm dioxin có thể gây tiểu đường?
 
ThS.BS Hồ Thanh Bình, bệnh viện Chợ Rẫy TP.HCM, đặt câu hỏi này sau khi ông quan sát tình trạng sử dụng thuốc tăng trường thực vật khá tràn lan trong nông nghiệp và sự tăng nhanh của bệnh ĐTĐ trong cộng đồng. Theo ông, thuốc tăng trưởng thực vật chứa một sản phẩm phụ là dioxin, và theo nghiên cứu của Hoa Kỳ, dioxin có thể gây ra 17 loại bệnh cho người phơi nhiễm dioxin, trong đó có bệnh ĐTĐ týp 2. Ông nói: “Tôi nghi ngờ có tình trạng ngộ độc mạn tính khi người dân sử dụng gạo nhiễm dioxin và điều này dẫn đến bệnh ĐTĐ. Cần sự vào cuộc của chuyên gia thuộc các chuyên ngành khác nhau để nghiên cứu”.
 
BS.CK1 nội tiết Nguyễn Thành Thuận, bệnh viện đại học Y dược TP.HCM, cũng lưu ý: một quan sát của các nhà khoa học Mỹ trong 20 năm trên người dân phơi nhiễm dioxin, cho thấy tỷ lệ tiểu đường trong nhóm này cao hơn so với nhóm không bị phơi nhiễm khoảng 50%, và tình trạng rối loạn đường huyết tăng nhiều hơn 40% so với nhóm không phơi nhiễm.
 
Phan Bình Yên





Tin xem nhiều

Tin mới cập nhật