đèn gỗ

đèn gỗ trang trí

Lý do ngày mùng 10 tháng Giêng trở thành ngày vía Thần Tài

Đăng ngày 19/02/2024

Theo nhà nghiên cứu Huỳnh Ngọc Trảng, ngày mùng 10 tháng Giêng âm lịch vốn ko phải ngày vía Thần Tài mà là ngày vía Đất.

Theo nhà nghiên cứu Huỳnh Ngọc Trảng, ngày mùng 10 tháng Giêng âm lịch vốn ko phải ngày vía Thần Tài mà là ngày vía Đất.


Theo tín niệm của dân gian, Thần Tài là vị thần ban tài phát lộc, mang lại cuộc sống ấm no, sung túc, mua may bán đắt…

 

Theo phong tục dân gian, ngày mùng 10 tháng Giêng (âm lịch) hàng năm là ngày vía thần Tài. Trong ngày này, ngoài việc thực hiện các tập tục thờ cúng, người ta thường đi mua vàng với mong ước một năm mới làm ăn phát tài.

 

Để cắt nghĩa về nguồn gốc ngày 10 tháng Giêng hàng năm được lấy làm ngày vía thần Tài, trong dân gian còn lưu truyền một sự tích khá thú vị về vị thần Tài - vị Thần cai quản tiền tài, quan lộc ở trên trời.

 

Một hôm do uống rượu say, vị thần này trượt chân ngã xuống dưới trần gian. Do lúc ngã, đầu ông bị đập vào đá nên ông bị mất trí nhớ.

 

Mọi người đi qua, thấy ông có bộ quần áo rất đẹp nên lột ra và mang ra chợ bán. Sau đó, ông phải sống nhờ vào việc đi xin ăn.

 

Một hôm, ông được một người bán hàng mời vào quán ăn, từ lúc ông vào quán của người này, quán trở nên tấp nập. Sau đó do người ông có mùi hôi thối, sợ mất hết khách, vị chủ quán liền đuổi ông đi.

 

Một người chủ khác thấy từ lúc ông bước vào quán kia thấy đông một cách lạ thường liền mời ông sang quán mình ăn. Lúc ông sang quán này, quán bên kia lại vắng vẻ.

 

Do thương ông không có gì để mặc, người dân đã mua cho ông một bộ quần áo mới để ông có thể mặc che chắn cơ thể của mình. Kỳ lạ thay, bộ quần áo ấy lại chính là bộ quần áo trước kia của ông.

 

Sau khi mặc bộ quần áo ấy vào, thần Tài nhớ ra mọi chuyện và bay về trời. Ngày ông bay về trời là ngày mùng 10 tháng Giêng nên từ đó mọi người lấy ngày này là ngày vía thần Tài.

 

Lý do ngày mùng 10 tháng Giêng trở thành ngày vía Thần Tài - 1

 

Tuy nhiên, trong cuốn "Thần đất - Ông địa & Thần Tài" – một công trình nghiên cứu công phu của nhà nghiên cứu Huỳnh Ngọc Trảng về tín ngưỡng thờ Thần Đất, Thần Tài của người Việt (từ nguồn gốc đến tập tục thờ cúng và lễ vật…) lại có một cách lý giải hoàn toàn khác .

Theo nhà nghiên cứu, ngày mùng 10 tháng Giêng âm lịch vốn ko phải ngày vía Thần Tài mà là ngày vía Đất. Vì Thần Tài và Thổ Địa (Thần Đất /Ông Địa) có nhiều nhân duyên với nhau, lại được thờ chung một khám thờ không tách rời nhau nên người ta đã lấy ngày 10 tháng giêng là vía Thần Tài.

 

Nhà nghiên cứu cho biết lệ cúng Thổ Thần cũng có một số quan niệm khác nhau. Quan niệm lệ cúng diễn ra vào mùng 2 âm lịch của 5 tháng đầu năm ít phổ biến. Trái lại, quan niệm lệ cúng vào mùng 10 âm lịch 5 tháng đầu năm lại có rất nhiều nơi tuân theo.

 

Việc chọn ngày 10 âm lịch này là lệ cúng Thổ Thần có lẽ bắt nguồn từ một quan niệm về sự sinh thành trời đất và các loài vật mà sử sách được cho là Đông Phương Sóc đưa ra vào đời nhà Hán.

 

Theo quan niệm này, khởi thủy vào những ngày đầu tháng Dần (tháng Giêng) thì: mùng 1 sinh ra giống gà; mùng 2 sinh thêm giống chó; mùng 3 sinh thêm giống heo; mùng 4 sinh thêm dê; mùng 5 sinh thêm trâu; mùng 6 sinh thêm ngựa; mùng 7 sinh ra loài người; mùng 8 sinh ra ngũ cốc; mùng 9 sinh ra trời; mùng 10 sinh ra đất.

 

Từ tín lý này mà đời biện ra các tập tục lễ thức: tháng giêng là tháng Dần nên Tết đều dán “bùa nêu - Ông Cọp”. Ngày mùng 7 là ngày “nhân nhật” nên có lễ khai hạ, mùng 9 sinh ra trời là ngày vía Ngọc hoàng và mùng 10 là ngày cúng đất, gọi là vía đất. Vía đất gắn với tập tục động thổ sau những ngày đầu năm.

 

Lệ cúng vào ngày mùng 10 cả năm tháng đầu năm như vậy bắt nguồn từ ngày vía sinh, tức cúng mừng “sinh nhật” của đất đến tháng 5, có ngày kỵ lạp (giỗ kỵ của đất), tức đất chết.

 

Ngoài lý giải trên còn có quan niệm các ngày mùng 10 của 5 tháng đầu năm là ngày vía (ngày sinh) của các thần “Ngũ phương ngũ thổ” tức các Thổ Thần ở bốn phương và trung ương. Như vậy mỗi ngày mùng 10 của 5 tháng đầu năm là ngày vía của một trong năm vị Thổ Thần đó.

 

Còn lệ cúng thông thường của 5 vị Thổ Thần thì có ý kiến cho rằng diễn ra mùng 2 và 16 hàng tháng âm lịch và người ta tích hợp chung lệ cúng Thần Tài vào đó làm một.

 

Việc cúng vào ngày mùng 2 và 16 hàng tháng rất phổ biến đối với các hộ buôn bán. Sau đó lịch cúng vào ngày 10 âm lịch 5 tháng đầu năm cũng được đông đảo dân chúng thực hành.






Tin xem nhiều

Tin mới cập nhật