đèn gỗ

đèn gỗ trang trí

Ngôi nhà không ánh sáng: 3 đời không thấy ánh mặt trời

Đăng ngày 03/07/2021

Họ đã đến với nhau bằng tình yêu dù trải qua nhiều trắc trở, cùng nhau tạo ra những sinh linh với niềm hy vọng rằng “con sẽ khác mình”, nhưng tiếc thay…

Họ đã đến với nhau bằng tình yêu dù trải qua nhiều trắc trở, cùng nhau tạo ra những sinh linh với niềm hy vọng rằng “con sẽ khác mình”, nhưng tiếc thay…

 

Ở thôn Phương Hải (xã Hải Ba, H.Hải Lăng, Quảng Trị), có một gia đình trong đó có 4 người gồm 2 ông bà già, 1 phụ nữ tầm 30 và 1 đứa trẻ bị mù lòa, chỉ là nặng nhẹ khác nhau…

 

 

Là một người mù bẩm sinh nhưng ông Võ Dĩnh, nay đã bước qua tuổi 60 vẫn là lao động chính trong nhà. Để mưu sinh, mỗi tối đến ông Dĩnh đi đặt bẫy cá, bắt ốc trên đồng, sáng ra kiếm được mớ nào thì đưa cho vợ là bà Thương mang ra chợ đầu làng đổi gạo.


 
Bà Thương, vợ ông Dĩnh cũng bị khuyết tật về mắt và có một vết chàm che gần nửa khuôn mặt. Hai vợ chồng có với nhau một cô con gái, tên là Võ Thị Hương, tiếc thay cũng mù bẩm sinh ngay từ phút lọt lòng.

 

Dù gia đình rất nghèo nhưng ông bà vẫn cầm cố tất cả những gì có thể, vay mượn khắp nơi để chạy chữa khắp nơi. Họ ôm đứa con đỏ hỏn đi gõ cửa nhiều bệnh viện gần xa những mong cháu có cơ hội được thấy mặt người. Nhưng tất cả đều vô vọng, đến giờ một mắt chị Hương không thấy gì, mắt còn lại khá hơn, nhưng cũng chỉ thấy được cái bóng lờ mờ.

 

Rồi chị Hương cũng lớn lên, chật vật và khổ sở giống như cha mẹ mình đã từng. Chị từng gắn tuổi thiếu niên của mình vào những công xưởng làm tăm tre, làm hương… dành cho người mù với đồng lương vô cùng ít ỏi. Có lúc chị cố làm từ 5 giờ 30 – 18 giờ, đóng gói cả ngàn gói tăm nhưng tiền công chỉ vỏn vẹn… 22.000 đồng.

 

Sau đó, chị Hương bén duyên với nghề xoa bóp bấm huyệt, một nghề cũng phổ biến với người mù, thu nhập không cao nhưng dẫu sao cũng còn hơn đi làm tăm tre. Những năm 2012 – 2015, cô gái mù đã từng lang bạt vào Đồng Nai, Quảng Nam để hành nghề, cứ chỗ nào có khách thì đi, thu nhập mỗi tháng cũng tầm 2 – 3 triệu đồng, gọi là đủ sống, dẫu chật vật.

 


Ảnh chụp màn hình báo Thanh Niên.


Hương quen và yêu một chàng trai mù cùng cảnh ngộ nhưng cha mẹ anh không đồng ý cho 2 người đến với nhau, dù khi ấy chị đã mang thai gần 2 tháng. Trở về trong vòng tay của cha mẹ, cô gái mù trở thành mẹ đơn thân. Dù cơ cực nhưng may mắn là con trai chị, bé Thiện An không bị mù giống cha mẹ, cậu bé là người duy nhất sáng mắt trong gia đình.


 
Thiện An được hơn 1 tuổi thì Hương gửi cháu lại với ông bà ngoại, lặn lội vào Nha Trang một mình tiếp tục kiếm sống bằng nghề xoa bóp. Ở đây, chị quen một chàng trai mù, cũng là đồng nghiệp, tên là Tài, quê Nghệ An.

 

Như bố mẹ, cũng là phận “rổ rá tìm nhau”, nên Hương và Tài chỉ đăng ký kết hôn chứ không làm lễ cưới. Rồi Hương lại mang thai, giọt máu của Tài. Tháng nào chị cũng đi siêu âm, sàng lọc, nghe các bác sĩ bảo “tất cả đều bình thường”, vợ chồng Hương đã thắp lên biết bao hy vọng. Nhưng đớn đau thay, bé gái Võ Ngọc Hiền ra đời năm 2020 lại mù bẩm sinh.

 

Hai vợ chồng lại bế con đi chạy chữa, bé Hiền từng được phẫu thuật ở Bệnh viện Mắt T.Ư nhưng không có gì thay đổi. Giờ các bác sĩ bảo phải chờ đợi xem sao vì cháu còn quá nhỏ và hy vọng phép màu đến khi y học phát triển.

 

Hiện Tài đang làm Trong Sài Gòn nhưng vì dịch Covid-19 nên công việc ế ẩm, cố gắng lắm anh mới chật vật đủ ăn, không dư được đồng nào gửi về cho gia đình. Cũng một kiếp người, mà nhiều người khổ quá…

 

Nguồn tham khảo: Thanh niên/ Tin tức nhanh






Tin xem nhiều

Tin mới cập nhật