đèn gỗ

đèn gỗ trang trí

Karaoke tại chung cư: Một nhà hát, 3-4 tầng nghe

Đăng ngày 31/10/2021

Từ khi thành phố giãn cách cho đến hiện tại, ngày nào Huyền Thanh (23 tuổi, cư dân Sunrise City View, quận 7) và bạn cùng nhà cũng phải chịu đựng màn hát karaoke vào tối muộn của hàng xóm người Hàn Quốc.

Từ khi thành phố giãn cách cho đến hiện tại, ngày nào Huyền Thanh (23 tuổi, cư dân Sunrise City View, quận 7) và bạn cùng nhà cũng phải chịu đựng màn hát karaoke vào tối muộn của hàng xóm người Hàn Quốc

 

Trước đó, khi hàng xóm hát vào dịp cuối tuần, cô bạn vẫn nghĩ đây là ngày nghỉ, mọi người có xu hướng giải tỏa căng thẳng nên cũng không khó chịu lắm. Tuy nhiên, kể từ thời điểm dịch bệnh không ra ngoài nhiều, tần suất "hát hò" của hàng xóm nhà Thanh tăng đột biến, ảnh hưởng nhiều đến sinh hoạt và thời gian làm việc.

 

"Ôi hát từ nhạc Hàn qua nhạc Việt rồi nhạc Âu Mỹ luôn. Bảo vệ lên nhắc hoài đó, vì đâu phải mình nhà mình khó chịu, nhưng cũng vậy thôi. Họ nhỏ tiếng một tí là sau lại gào lên tiếp", Huyền Thanh bất lực nói.


Nỗi ám ảnh của nhiều người

 

Ca hát là hoạt động được nhiều người yêu thích, nhất là trong thời điểm dịch vụ karaoke tại TP.HCM vẫn phải tạm ngưng, việc hát karaoke ở nhà là cách giúp giải tỏa căng thẳng hiệu quả. Tuy nhiên, cách thư giãn này lại phát sinh vấn đề khi gây ảnh hưởng đến mọi người xung quanh.

 

Với anh Ngọc Hiển (cư dân Masteri Thảo Điền, TP Thủ Đức), mỗi khi nghe thấy âm thanh "alo, alo, 1 2 3..." là lập tức theo phản xạ đi đóng hết cửa nẻo hoặc tìm cách ra khỏi nhà lập tức vì anh biết hàng xóm sắp mở "liveshow" hát hò.

 

Tình trạng này kéo dài đã lâu, tuy không phải mỗi tuần hàng xóm nhà anh Hiển đều sẽ hát karaoke nhưng theo anh nhẩm tính thì tần suất một tháng cũng 4-5 lần. Mỗi lần như vậy kéo dài đến 2-3 giờ liền.


hat karaoke tai chung cu anh 2
Những màn hát karaoke tại nhà là nỗi ám ảnh của không ít cư dân chung cư. Ảnh minh họa: Business Insider.


"Hàng xóm nhà mình đam mê âm nhạc lắm, từ lễ tết đến tiệc tùng, cứ có dịp là hát. Thật ra, mình chỉ bực vào những ngày bị bệnh hoặc mọi người hát sớm quá thôi vì mình thích ngủ nướng. Những lúc đó thì thấy phiền, còn bình thường nó cũng là nhu cầu của mọi người nên mình có thể hiểu được", anh Hiển nói.

 

Rơi vào hoàn cảnh có phần oái ăm hơn so với anh Ngọc Hiển, chị Huỳnh Như (cư dân River Gate, quận 4) lại căng thẳng mỗi khi hàng xóm "cất giọng ca" vì nhà chị có con nhỏ.

 

Cậu con trai 2 tuổi của chị Như thường khó đi vào giấc ngủ, mỗi lần hàng xóm hát karaoke, cậu bé sẽ bị giật mình, quấy khóc. Người phụ nữ này tìm đủ mọi cách để hạn chế tiếng ồn mỗi khi hàng xóm hát hò như lắp vách cách âm, cho con đeo mút chống ồn...

 

Chị Như cũng nhiều lần phản ánh trực tiếp với hàng xóm về vấn đề này, họ trả lời sẽ cố gắng hạn chế âm thanh ồn ào nhưng rồi tình hình cũng không cải thiện được là bao.

 

Trao đổi với Zing, chị Như bày tỏ: "Tôi cũng biết mọi người có nhu cầu thư giãn, có vui thì họ mới hát. Vấn đề là con mình cũng còn nhỏ, người ta hát nhiều quá, mỗi lần hát lại liên tục mấy giờ liền, như vậy không chỉ mình mà cả tầng hầu như đều bị ảnh hưởng".

 

Vào buổi chiều cách đây hai hôm, trời vừa mưa to, hàng xóm lại liên tục hát karaoke, bật loa hết cỡ suốt 2 giờ liền, chị Như và một vài chủ căn hộ gần đó phải nhờ bảo vệ lên nhắc nhở để họ giảm bớt âm lượng xuống.

 

Thú vui khó bỏ

 

Trong một số bài đăng phản ánh về tình trạng hát karaoke ồn ào ở hội nhóm chung cư, không ít ý kiến bày tỏ việc ca hát, vui chơi cũng là nhu cầu giải trí. Trong những giờ sinh hoạt bình thường, việc hát hò là có thể chấp nhận được.

 

Tường Linh (cư dân Vinhomes Central Park, quận Bình Thạnh) là người có niềm đam mê với âm nhạc. Theo Linh, việc hát hò giải tỏa áp lực mỗi cuối tuần là nhu cầu hoàn toàn chính đáng.


hat karaoke tai chung cu anh 3

Tường Linh mua nhiều đồ dùng phục vụ cho đam mê ca hát tại nhà. Ảnh: NVCC.


"Bây giờ thành phố chưa cho mở lại dịch vụ thì mình chỉ có thể hát ở nhà thôi, chứ có đi đâu được. Miễn sao mình ca hát đừng trong khung giờ nghỉ trưa hay 'gào thét' lúc mọi người ngủ nghỉ. Lâu lâu hát một chút thì vẫn ổn mà", Tường Linh chia sẻ quan điểm.

 

Theo Linh, mỗi khi hát, cô bạn để căn chỉnh âm lượng ở mức vừa phải, có đôi khi sợ ồn ào, Linh cũng vào phòng đeo tai nghe, rồi hát với âm thanh vừa đủ. Đây là biện pháp mà Tường Linh thực hiện để tránh gây ảnh hưởng đến hàng xóm.

 

Tương tự, các thành viên trong gia đình anh Vũ Anh Quân (cư dân Gold View, quận 4) cũng có niềm đam mê âm nhạc. Trước dịch, vào dịp cuối tuần anh Quân thường đi karaoke cùng cả nhà hoặc bạn bè. Tuy nhiên, khi dịch vụ này bị tạm ngưng hoạt động, anh Quân chuyển sang ca hát tại gia.

 

"Tôi cũng biết mình ở khu chung cư đông dân nên rất chú ý, chỉ hát những buổi chiều muộn tầm 1-2 giờ rồi thôi. Tôi cũng chú ý âm lượng chứ không có gào thét hay rên rỉ gì cả, chủ yếu mình hát cho đỡ 'thèm' thôi", anh Quân cười nói.

 

Không ít lần, gia đình anh Quân bị hàng xóm phàn nàn và bảo vệ nhắc nhở vì âm lượng quá lớn khi ca hát. Điều người đàn ông này mong mỏi nhất hiện tại chính là các dịch vụ karaoke được phép mở lại trong điều kiện phòng dịch, để anh được tự do hát hò và không gây ảnh hưởng đến hàng xóm.

 

(Zing)






Tin xem nhiều

Tin mới cập nhật