đèn gỗ

đèn gỗ trang trí

Sữa Đậu nành: Bổ dưỡng nhưng dùng sao cho tốt?

Đăng ngày 10/06/2014

Sữa đậu nành chứa nhiều thành phần như a-xít amine, Isoflavones, a-xít Phytic, Protease Bowman - Birk, giàu chất xơ… tốt cho sức khỏe người dùng. Tuy nhiên, việc uống sữa đậu nành cũng ...
Sữa đậu nành chứa nhiều thành phần như a-xít amine, Isoflavones, a-xít Phytic, Protease Bowman - Birk, giàu chất xơ… tốt cho sức khỏe người dùng. Tuy nhiên, việc uống sữa đậu nành cũng có những điểm phải lưu ý để không làm giảm hiệu quả sử dụng.
Thức uống bổ dưỡng
- Sữa đậu nành không chứa đường lactose nên dùng tốt cho trẻ trong giai đoạn trẻ bị tiêu chảy.
- Trong đậu nành chứa thành phần a-xít amine gần bằng với sữa bò và các loại a-xít béo không no, rất ít a-xít béo no, giàu chất xơ, có lợi cho việc làm hạ cholesterol trong máu, rất tốt để làm giảm và ngăn ngừa các triệu chứng của bệnh tim mạch, nguy cơ tiểu đường, cao huyết áp… ngoài ra còn làm tăng chức năng của hệ miễn dịch. 
- Trong sữa đậu nành không có casein, một protein của sữa bò, có thể tạo ra histamine và tăng sản xuất chất nhầy trong cơ thể, nên có thể ít gây dị ứng hơn sữa bò.
- Trong thành phần đậu nành còn có Isoflavones có cấu trúc hóa học gần giống estrogen (hormone sinh dục nữ). Qua nhiều nghiên cứu cho thấy protein và Isoflavones đậu nành có tác dụng giúp điều chỉnh và cân bằng nội tiết tố estrogen, kích thích phát triển vòng một, làm đẹp da và tóc.
- Hạn chế quá trình tích tụ mỡ ở vùng bụng và nội tạng làm giảm nguy cơ béo phì và các rối loạn chuyển hóa. 
- Hàm lượng a-xít Phytic cao trong đậu nành đóng vai trò như chất chống ô-xy hóa tế bào, làm chậm quá trình lão hóa, giảm phản ứng viêm, giúp ngăn ngừa một số bệnh ung thư (vú, tử cung, tiền liệt tuyến, trực tràng…). Protease Bowman - Birk có trong chất đạm của đậu nành có thể ức chế sự khởi phát của các tế bào ung thư xương.
Không thể thay thế nước uống
Mỗi ngày chúng ta chỉ nên uống tối đa 500ml sữa đậu nành (đối với người lớn) vì uống sữa đậu nành quá nhiều dễ gây ra khó tiêu, đầy hơi, tiêu chảy do các chất dinh dưỡng trong sữa đậu nành không được hấp thu hết, ảnh hưởng không tốt đến tiêu hóa. Trong khi đó, lượng nước chúng ta cần mỗi ngày nhiều hơn tùy theo kg cân nặng (trung bình cứ mỗi 20-25kg thì cần 1 lít nước/ngày).
 
Không nên uống thuốc với sữa đậu nành vì một số loại thuốc, đặc biệt là các thuốc kháng sinh như tetracycline, erythromycin… có thể bị phân hủy chất dinh dưỡng trong sữa đậu nành
 
Cách bảo quản và thời hạn sử dụng sữa đậu nành: tùy thuộc vào mỗi loại sản phẩm
Sữa đậu nành tươi
- Các loại sữa tươi chứa trong hộp giấy được tiệt trùng theo phương pháp tiên tiến thì không cần trữ lạnh trước khi mở hộp, nhưng sau khi mở hộp thì phải bảo quản trong tủ lạnh và dùng hết trong vòng 48 giờ. Hạn dùng được ghi trên bao bì của sản phẩm. 
- Nếu sữa tươi chỉ được nấu sôi tiệt trùng theo phương pháp cổ điển và chứa trong chai hoặc túi thì phải dùng hết trong vòng 24 giờ. Có thể uống nóng, nguội hay để tủ lạnh tùy ý. Tuy nhiên, cần lưu ý đến độ an toàn và vệ sinh của loại sữa này, dụng cụ đựng sữa phải bảo đảm vệ sinh và thời gian nấu sôi phải đủ 30 phút.
Các loại sữa đậu nành bột đóng hộp:
- Cần “luộc” sôi bình sữa hay ly pha sữa trước khi pha. Tùy theo hướng dẫn của nhà sản xuất từng loại sữa mà bạn pha với bao nhiêu nước. Cũng nên đong lượng sữa bột theo hướng dẫn ghi trên hộp sữa, pha đặc hơn hay loãng hơn đều không tốt (trừ một số trường hợp đặc biệt). Hiện nay, phần lớn khuyên nên pha sữa với nước ấm (một nửa là nước sôi, một nửa là nước sôi để nguội) để giữ lượng vitamin và dưỡng chất trong sữa.
Cần lưu ý:  Pha sữa lần nào thì nên uống hết lần đó. Không nên để bình sữa đã pha ở nhiệt độ thường lâu hơn 2 giờ. Hộp sữa bột đã mở nắp nên dùng hết trong vòng 2 tuần. 
 
N. Huyền (Ghi theo sự tư vấn của <br />Ths. Bs. Hứa Thị Mỹ Trang - Nguyên Phó trưởng Khoa Nhi, Bệnh viện Nhân dân Gia Định - TP. HCM)
 
 





Tin xem nhiều

Tin mới cập nhật