đèn gỗ

đèn gỗ trang trí

Những hợp tác xã chưa cần chủ nhiệm

Đăng ngày 11/02/2016

Liên kết để nông dân phát triển sản xuất ở vùng cao là một trong những lĩnh vực luôn được Hội Nông dân (ND) các cấp tỉnh Sơn La quan tâm hướng dẫn, hỗ trợ, khích lệ nhằm giúp bà con dần thay đổi tư duy tự cấp tự túc...
Liên kết để nông dân phát triển sản xuất ở vùng cao là một trong những lĩnh vực luôn được Hội Nông dân (ND) các cấp tỉnh Sơn La quan tâm hướng dẫn, hỗ trợ, khích lệ nhằm giúp bà con dần thay đổi tư duy tự cấp tự túc...
    
Tự nguyện tham gia
 
Đã cuối ngày nhưng dãy hàng bán rau xanh bên cạnh con đường dẫn vào bản Mòn, xã Thôm Mòn (Thuận Châu) vẫn tấp nập người mua, kẻ bán. Bà Lò Thị Thêm, dân tộc Thái cho hay: “Chúng tôi cũng mới hình thành cái chợ bán rau này được vài năm nay. Lúc đầu còn ít người mua nhưng bây giờ họ đã quen rồi nên đông khách lắm. Có ngày, tôi bán được cả tạ rau tươi, tính ra cũng kiếm được hơn trăm nghìn đồng tiền lãi…”.
 
 
Chợ rau tươi ngay đầu bản Mòn, xã Thôm Mòn, huyện Thuận Châu (Sơn La) hình thành nhờ sự liên kết giữa người trồng và người buôn rau xanh.
 
Hỏi chuyện bà Thêm, được biết, dân bản Mòn cũng như nhiều hộ nông dân khác ở Thuận Châu vốn không quen nghề trồng rau xanh làm hàng hóa. Nhưng những năm gần đây, được Hội ND vận động, hướng dẫn cách trồng, thu hoạch và liên kết tiêu thụ nên hàng chục hộ nông dân bản Mòn đã biết trồng rau xanh để bán và chợ rau ra đời.
 
“Các hộ khác không ngồi chợ được thì làm rau, thu hoạch và vận chuyển đi đổ buôn ở thị trấn, thị tứ. Từ khi có sự liên kết này, trồng rau xanh đã thành nghề của nông dân bản Mòn. Chúng tôi gọi liên kết giữa người trồng rau và người bán rau là “Hợp tác xã chưa cần chủ nhiệm” - bà Thêm thổ lộ.
 
Với việc dân bản Mòn trồng rau hàng hóa đã giúp tăng giá trị thu nhập mỗi ha sản xuất lên hàng chục triệu đồng/vụ. Không chỉ liên kết trồng rau, nông dân nhiều xã của huyện Thuận Châu bước đầu còn liên kết với nhau nuôi bò, lợn, gà, trồng cây ăn quả, trồng nấm…
 
Hỗ trợ nhau cùng sản xuất

 
"Dựa trên các liên kết tự nguyện của nông dân, Hội ND sẽ chú ý đến việc hỗ trợ, hướng dẫn bà con hình thành các chi, tổ hội nghề nghiệp, tổ, nhóm nông dân cùng sở thích, tổ hợp tác sản xuất...”.

Ông Lò Văn Quý- Chủ tịch Hội ND huyện Thuận Châu
 
 
Ông Lò Văn Quý- Chủ tịch Hội ND huyện Thuận Châu cho hay, nông dân liên kết phát triển sản xuất là một trong những mô hình kinh tế-xã hội tự nguyện khá phát triển ở Thuận Châu trong những năm qua. Đầu tiên là những mô hình liên kết trong chăn nuôi gia súc theo kiểu bán thả rông trong 1 thung lũng, bãi rừng nào đó.
 
Các hộ thay phiên nhau cử người đi chăn. Sau đó mô hình này phát triển lên thành những nhóm hộ chung vốn phát triển sản xuất, hỗ trợ nhau trong trồng trọt, thu hoạch, chế biến và tiêu thụ sản phẩm. “Bà con chỉ bảo nhau cách làm ăn, sẻ chia giống, vốn, thông tin thị trường; hỗ trợ lẫn nhau khi có khó khăn do thiên tai, bão lũ…” - ông Quý khẳng định.
 
Trên địa bàn huyện Thuận Châu bước đầu đã có nhiều xã hướng dẫn nông dân thực hiện tốt mô hình liên kết như xã Tông Lạnh, Thôm Mòn, Chiềng Ly, Phỏng Lái… Những mô hình này không chỉ dừng lại ở nhóm hộ trong một bản mà có sức lan tỏa liên kết ra các xã, các huyện khác để tạo thế mạnh về số lượng, chất lượng cũng như khả năng tiêu thụ hàng hóa với hiệu quả kinh tế cao hơn.
 
“Ví dụ người dân xã Thôm Mòn vì vào vụ sản xuất sớm mà thiếu rau thì họ sẽ liên kết với dân xã Chiềng Ly, Tông Lạnh, Bon Phặng để lấy rau về bán. Những hộ dân chuyên cung ứng lợn cắp nách luôn kết nối với nông dân vùng cao, vùng sâu như Chiềng Ngàm, Bó Mười, Mường Khiêng, Co Mạ… Sự liên kết ấy tuy tự nguyện nhưng bền vững vì nó thúc đẩy các bên cùng hưởng lợi và phát triển và mang đậm bản sắc vùng cao…” – ông Quý cho hay. 
 
(danviet)





Tin xem nhiều

Tin mới cập nhật