đèn gỗ

đèn gỗ trang trí

Những vụ con sếp công an đánh nhau ở miền Tây

Đăng ngày 06/03/2015

Ngoài con trai Giám đốc Công an tỉnh Cà Mau xô xát với dân, ở miền Tây từng xảy ra chuyện con của sếp ngành công an đánh nhau với tài xế và đồng nghiệp.
Ngoài con trai Giám đốc Công an tỉnh Cà Mau xô xát với dân, ở miền Tây từng xảy ra chuyện con của sếp ngành công an đánh nhau với tài xế và đồng nghiệp.
 
Nhiều ngày qua, người dân vùng cực Nam Tổ quốc xôn xao chuyện con của đại tá Nguyễn Văn Tươi - Giám đốc Công an tỉnh Cà Mau đánh thanh niên gây tai nạn giao thông. Anh này xô xát với người dân ở phường 5, TP Cà Mau (Cà Mau), sau đó cho rằng bị đánh hội đồng khiến gãy răng số 3 hàm trên và đa chấn thương phần mềm.
 
Nguyễn Văn Kiệt (34 tuổi, ở phường 5, TP Cà Mau) là con trai lớn của ông Tươi. Kiệt từng làm cảnh sát giao thông nhưng sau đó xin nghỉ, về nhà nuôi tôm vì đất dưới quê (xã Phú Thuận, huyện Phú Tân) nhiều nhưng không ai quản lý.
 
Những vụ con sếp công an đánh nhau ở miền Tây_635611757015937567.jpg (660×473)
Kiệt thừa nhận đánh thanh niên gây tai nạn rồi bỏ chạy và sau đó bị đánh hội đồng đến gãy răng.
 
Chiều mùng 7 Tết, Kiệt cùng chị gái chở 2 con sinh đôi với các cháu đi chơi. Lúc này chị Cương chở con trai học lớp 2 với bé 2 tuổi là con của Kiệt.
 
"Đến ngã tư đường Huỳnh Ngọc Điệp - Nguyễn Thái Bình có thanh niên chở theo cô gái gây tai nạn với chị Cương khiến 3 người ngã nhào. Con tôi chấn thương đầu phải nằm viện một đêm, chị Cương bị gãy một ngón chân", Kiệt kể.
 
Người gây tai nạn sau đó bỏ chạy. Kiệt cho 2 bé ngồi sau xuống xe máy đang chở, một mình đuổi theo khoảng một km thì bắt kịp.
 
"Vì quá giận nên tôi vung tay đánh vào vai thanh niên gây tai nạn rồi quay qua tát vô mặt cô gái đi cùng. Thấy vậy, có 2 người đang nhậu trong hẻm chạy ra bênh vực, đánh tôi bằng chai bia", con trai Giám đốc Công an tỉnh cho biết. 
 
Bị đánh, Kiệt đánh lại rồi xảy ra xô xát với nhiều người. "Trong lúc hỗn loạn có người đàn ông lớn tuổi, sau này biết là ông Thạch Sến lao vào đánh tôi tới tấp. Sự việc xảy ra gần 20 phút, tôi chỉ biết lấy tay ôm đầu đỡ ra khi bị hơn chục người đấm, đá túi bụi khiến gãy răng", Kiệt nói.
 
Theo Kiệt, anh quá nóng giận nên đánh thanh niên với cô gái đi xe máy gây tai nạn rồi bỏ chạy. Đây là hành động có lỗi.
 
"Tôi lỗi đến đâu sẽ chịu xử lý đến đó. Còn người đánh tôi bầm dập, gãy răng cũng chịu trách nhiệm với hành vi của họ gây ra. Tôi có giấy chứng thương, được giám định thương tích để làm căn cứ xử lý vụ việc theo pháp luật", con trai đại tá Tươi nêu quan điểm.
 
Đây không phải lần đầu tiên ở miền Tây xảy ra chuyện xô xát giữa con lãnh đạo ngành công an với người dân. Bốn năm trước, khi đại tá Bùi Hoàng Bào còn làm Giám đốc Công an tỉnh Hậu Giang thì con ông này là thiếu tá Bùi Minh Thắng, trong lúc nhậu say đã đánh nhau với tài xế taxi.
 
Lúc đó thiếu tá Thắng là Phó phòng Cảnh sát giao thông đường bộ - đường sắt (PC 67) Công an Hậu Giang. Chiều 20/3/2011 là ngày cuối tuần, ông Thắng có tiệc với bạn bè ở phường Cái Khế, TP Cần Thơ. Do nhậu say nên ông này đón taxi về nhà.
 
Khi đến vòng xoay đường dẫn lên cầu Cần Thơ, thiếu tá Thắng và tài xế taxi Đỗ Quốc Thái của hãng Mai Linh xảy ra cự cãi dẫn đến đánh nhau. Bị đưa về trạm cảnh sát giao thông Cửa Ô để giải quyết, vị thiếu tá mặc thường phục đã chỉ tay vào mặt một đồng nghiệp, yêu cầu quỳ gối xin lỗi, nếu không ông ta sẽ bắn.
 
Những vụ con sếp công an đánh nhau ở miền Tây 1_635611757015468761.jpg (660×473)
Tài xế taxi với thương tích do thiếu tá Thắng gây ra. Ảnh: Pháp luật TP HCM
 
Tường trình vụ việc với lãnh đạo Công an tỉnh Hậu Giang, thiếu tá Thắng cho rằng nguyên nhân xô xát là do tài xế taxi nhiều lần vượt đèn đỏ, ông ngồi phía sau nhắc nhở mà không chịu nghe. Trong khi đó, anh Thái cho biết vị khách hôm ấy nhiều lần yêu cầu tài xế vượt đèn đỏ. Anh không làm theo nên dẫn đến cự cãi, đánh nhau.
 
Sau một tuần xảy ra sự việc, thiếu tá Thắng nhận 2 quyết định xử phạt vi phạm hành chính từ Công an phường Hưng Thạnh (quận Cái Răng, TP Cần Thơ). Quyết định thứ nhất, phạt 2 triệu đồng theo điểm k, khoản 3, điều 7 Nghị định 73. Đây là khung phạt cao nhất cho hành vi trực tiếp xâm hại đến sức khỏe, tính mạng của người khác (đánh tài xế taxi).
 
Quyết định thứ hai nêu rõ việc hăm dọa dùng súng bắn, bắt cảnh sát giao thông quỳ gối xin lỗi khi bị đưa về Trạm Cảnh sát giao thông Cửa Ô để giải quyết, ông Thắng bị phạt 200.000 đồng. Lỗi này là "có cử chỉ, lời nói thô bạo, khiêu khích, trêu ghẹo, xúc phạm danh dự, nhân phẩm của người khác" theo điều 7 của Nghị định 73.
 
Thiếu tá Thắng sau đó bị Công an Hậu Giang cách chức Phó phòng PC 67. Về mặt Đảng, ông này bị cách chức chi ủy viên tại chi bộ PC 67 và chuyển về làm cán bộ bình thường tại Phòng Tổ chức cán bộ Công an tỉnh Hậu Giang.
 
Trước đó một năm, tại Cà Mau cũng có một chiến sĩ nghĩa vụ trong ngành công an đập vỡ chai nước ngọt bằng thủy tinh để đánh đồng nghiệp. Thanh niên này khi đó là con của một Đội trưởng cảnh sát 113 Công an Cà Mau.
 
Trao đổi với phóng viên lúc ấy, vị đội trưởng này cho rằng con trai bị đồng nghiệp đi nghĩa vụ cùng đơn vị chửi tên cha và ông nội nên bực tức, đánh người. Con ông sau đó bị kỷ luật, cho ra khỏi ngành công an và người cha thì chuyển công tác về Phòng Cảnh sát Thi hành án hình sự và Hỗ trợ tư pháp.
 
Khoảng giữa năm 2014, ông này sang làm Phó giám thị Trại giam Công an Cà Mau.

(News)





Tin xem nhiều

Tin mới cập nhật