đèn gỗ

đèn gỗ trang trí

Bộ GD&DT: Học sinh nói tục, chửi thề không còn cá biệt

Đăng ngày 12/10/2015

Bỏ nhà đi bụi, trộm cắp, uống rượu bia xay xỉn, đua xe, thói quen vượt đèn đỏ, vi phạm luật giao thông… là những biểu hiện đáng lo ngại của một bộ phận giới trẻ hiện nay.
Bỏ nhà đi bụi, trộm cắp, uống rượu bia xay xỉn, đua xe, thói quen vượt đèn đỏ, vi phạm luật giao thông… là những biểu hiện đáng lo ngại của một bộ phận giới trẻ hiện nay.
 
Ngày 9/10, Bộ GD&ĐT tổ chức hội thảo xây dựng mô hình tư vấn tâm lý trong các cơ sở giáo dục phổ thông và công tác phối hợp nhà trường - gia đình - xã hội.
 
Theo ông Ngũ Duy Anh - Vụ trưởng Vụ công tác Học sinh Sinh viên, Bộ GD&ĐT, học sinh nói tục, chửi thề, thiếu tôn trọng thầy cô không phải cá biệt trong trường học.
 
Ngoài ra, một số vấn nạn học đường đáng lo ngại hiện nay như học sinh quan hệ tình dục sớm, kết bạn trên mạng rồi hình thành các băng nhóm ở tuổi vị thành niên, bỏ nhà đi bụi, trộm cắp, uống rượu bia xay xỉn, đua xe, thói quen vượt đèn đỏ, vi phạm luật giao thông…
 
Một số học sinh dễ bị sa ngã vào các tệ nạn như lô đề, cờ bạc, bia rượu, ma túy, mại dâm, sống buông thả…
 
Hội thảo xây dựng mô hình tư vấn tâm lý diễn ra tại trường Chuyên Hà Nội Amsterdam. Ảnh: Quyên Quyên.

Theo lãnh đạo Bộ GD&ĐT, nếu không được tư vấn, định hướng, giải toả kịp thời các vấn đề tâm lý, các em rất dễ chán học, bỏ học, nặng hơn bị trầm cảm, bạo lực học đường, tự tử…
 
Khi các vấn đề tâm lý nảy sinh, các bạn trẻ không dễ tự vượt qua, cần có sự quản lý của nhà trường, thầy cô và trợ giúp của chuyên gia. 
 
Theo Thứ trưởng GD&ĐT Nguyễn Thị Nghĩa, phần lớn học sinh có đạo đức tốt, lối sống lành mạnh, biết yêu thương ông bà cha mẹ, có ý chí vươn lên. Tuy nhiên, một bộ phận các em vẫn chưa ý thức rèn luyện bản thân, có hành động bạo lực.
 
Bà Nghĩa cho biết, Ban Bí thư Trung ương Đảng, Thủ tướng đã có chỉ thị về tăng cường giáo dục đạo đức, lối sống cho thế hệ trẻ. Ngành giáo dục cũng có nhiều giải pháp, trong đó có xây dựng trường học thân thiện, tạo môi trường lành mạnh cho học sinh.
 
"Nguyên nhân có nhiều, trong đó có tác động của mặt trái cơ chế thị trường, lứa tuổi học sinh chưa trưởng thành nên bị những tác động xấu từ môi trường xã hội ảnh hưởng đến hành động, nhân cách. Nếu không có những giải pháp, mô hình tư vấn tâm lý phù hợp trong trường học thì rất dễ dẫn đến việc các em hư hỏng, xảy ra bạo lực học đường, thậm chí phạm tội", bà Nghĩa nói.
 
Thứ trưởng GD&ĐT Nguyễn Thị Nghĩa. Ảnh: Quyên Quyên.

Bộ GD&ĐT cho rằng, công tác tư vấn tâm lý ở nhà trường có vai trò quan trọng trong việc giáo dục toàn diện, giúp học sinh sống lành mạnh.
 
Chính vì vậy, Bộ GD&ĐT đã chỉ đạo đưa công tác tư vấn tâm lý cho học sinh phổ thông thành một trong những nội dung của phong trào thi đau “Xây dựng trường học – Học sinh tích cực” giai đoạn 2008-2013.
 
Theo báo cáo của ông Ngũ Duy Anh, một trong những hình thức hoạt động trong tư vấn tâm lý là ứng dụng sự phát triển của công nghệ thông tin để liên lạc, trao đổi với học sinh.
 
Một số trường khuyến khích các em có Facebook riêng để tiện liên lạc khi có những việc cần thiết phải tư vấn tâm lý, sức khỏe về tình bạn, tình yêu hoặc những khúc mắc thầm kín, riêng tư, khó nói.
 
Trường Marie Curie TP HCM đã sử dụng cách thức này để tư vấn tâm lý cho học sinh. Bên cạnh việc tư vấn qua email, nhà trường mở trang Marie Curie Confession trên Facebook. Đây là kênh liên lạc thông tin hiệu quả đối với học sinh gặp khó khăn về tâm lý.
 
Thời gian qua, Bộ GD&ĐT cũng tăng cường điều tra, khảo sát tại một số trường ở địa phương, tổ chức những hội thảo nhằm tìm ra cách làm sáng tạo, hiệu quả của công tác tư vấn tâm lý, làm cơ sở để nhân rộng trên toàn quốc.
 


Theo PGS.TS Nguyễn Dục Quang – Viện khoa học Giáo dục Việt Nam, sự cá biệt về đạo đức học sinh một phần xuất phát từ thái độ, trách nhiệm và cách giáo dục của giáo viên.
 

Trên thực tế, một số thầy cô chưa quan tâm sát sao, chưa theo dõi từng biến chuyển tâm lý học sinh. 

Có người không thực sự yêu thương học sinh, coi các em chỉ đơn thuần là người học. Sự thiếu quan tâm, thậm chí vô cảm với học sinh, làm các em mất niềm tin hoặc có tâm lý tự ti, mặc cảm với nhà trường, dẫn đến việc các em dễ trượt dài trong hư hỏng. 

Một số em vốn không cá biệt, chỉ ương ngạnh, nhưng vì giáo viên ác cảm, hay quát nạt hoặc trách phạt, khiến các em phản ứng tiêu cực.

 
Quyên Quyên





Tin xem nhiều

Tin mới cập nhật