đèn gỗ

đèn gỗ trang trí

Parkson đóng cửa do chưa hấp dẫn người giàu?

Đăng ngày 16/01/2015

Hệ thống bán lẻ Việt Nam đang trải qua cơn biến động lớn, đóng cửa, thay ngôi, đổi chủ. Tuần rồi dư luận xôn xao việc Parkson Landmark Keangnam tại Hà Nội đóng cửa.
Hệ thống bán lẻ Việt Nam đang trải qua cơn biến động lớn, đóng cửa, thay ngôi, đổi chủ. Tuần rồi dư luận xôn xao việc Parkson Landmark Keangnam tại Hà Nội đóng cửa.


 
Xôn xao bởi Parkson là thành viên của tập đoàn Lion, một tập đoàn quốc tế được thành lập từ năm 1930 tại Malaysia và đã phát triển ra nhiều nơi trên thế giới như Trung Quốc, Việt Nam, Hong Kong, Indonesia, Mexico, Singapore và Hoa Kỳ. Vào trang web của Parkson tại Việt Nam, có thể thấy các trung tâm khác của Parkson tại Việt Nam vẫn hoạt động, vẫn có khuyến mãi mừng năm mới 2015. Tuy nhiên, ở mục tin tức và sự kiện của trang web thì tin mới nhất là từ… tháng 3.2013.
 
Nhiều lý lẽ phân tích việc đóng cửa đã được đưa ra như làm ăn thua lỗ, không đạt doanh số mục tiêu do mô hình kinh doanh không phù hợp, kinh doanh hàng cao cấp khi kinh tế khó khăn, doanh số trên đơn vị diện tích thấp…
 
Dưới góc độ người tiêu dùng, vào các trung tâm Parkson, ấn tượng đầu tiên khác biệt với các trung tâm bán lẻ khác là quy mô hoành tráng, trang trí hình thức đẹp đẽ, không gian thoáng đãng, vắng khách nên tạo cảm giác thoải mái, thư giãn cho người mua sắm hay tham quan.
 
Quan sát khác là ở đây thường xuất hiện các quý bà ăn mặc đẹp, những đôi tình nhân trẻ ăn mặc đẹp thời trang đi dạo cũng góp phần tạo cảnh quan cho người mua sắm. Vậy nên trong không gian này không hiếm những “hai lúa” phương xa đến tham quan mà có thể thấy ngay được qua cách giao tiếp, ăn mặc, không mua gì và chỉ tham quan. Bề ngoài là vậy, nhưng nếu “lội sâu” thì thấy cung cách kinh doanh có nhiều điểm bất hợp lý.
 
Thứ nhất, người mua sắm qua quan sát, chứ chưa cần tính sản phẩm bán ra trên diện tích trưng bày, cũng có thể thấy ngay họ sẽ phải trả thêm cho tiền trang trí, mặt bằng khi mua sản phẩm, bởi người bán nhiều hơn khách, và khách tham quan nhiều hơn khách mua. Theo thông tin đã được công bố trên các phương tiện truyền thông thì doanh số trên mỗi mét vuông sàn của Parkson năm 2013 là 832 USD, cuối bảng top 10 nhà bán lẻ lớn nhất Việt Nam, chưa bằng 1/5 Big C và chỉ bằng gần 1/7 Saigon Co.op. Người mua lấy lý lẽ này để giải thích cho chuyện hàng hoá ở đây đều có giá cao, và đa số người tham quan sẽ không mua và không quay trở lại nếu họ tự xét thấy túi tiền của mình chưa phù hợp. Trong khi đó, đối tượng nhà giàu ở Việt Nam chưa nhiều và họ lại có rất nhiều kênh mua sắm khác phục vụ, thậm chí ra nước ngoài mua, hoặc đặt hàng trực tiếp từ nước ngoài về.
 
Thứ hai, hàng hoá, ngoài một số thương hiệu quen thuộc có giá bán bằng với những điểm kinh doanh khác, thì phần nhiều mang nhãn hàng hiệu và rất đắt tiền. Điều đáng nói là có những thương hiệu ít quen thuộc giá rất cao, và người mua luôn tự hỏi hàng thật hay hàng giả. Người viết từng xem những mẫu túi xách thời trang với giá 5 – 7 triệu đồng/cái, nhưng nhìn kỹ đường kim mũi chỉ người có kinh nghiệm mua sắm sẽ nhận ra ngay là hàng không tốt. Những hiệu mỹ phẩm nổi tiếng cũng thường có tình trạng hết hàng, không đủ mẫu – những lý do khiến người mua không trở lại.
 
Thứ ba, về quản lý, các trung tâm thương mại lớn đều tuyên bố hàng hoá của các chủ kinh doanh khi đưa vào bán trong trung tâm đều được kiểm tra chất lượng xem “có xứng tầm” để bán trong trung tâm hay không. Không phải hàng nào cũng có thể đưa vào bán được. Dù vậy, người viết cũng chứng kiến, một khách hàng mua nước hoa hiệu Bvlgari. Nhân viên bán hàng bảo: “Nếu thanh toán bằng thẻ thì mẫu khác, thanh toán tiền mặt thì mẫu khác”. Người mua biết ngay là mẫu hàng thanh toán tiền mặt nếu không phải hàng giả thì là hàng không rõ xuất xứ do nhân viên lấy thêm hàng bên ngoài vào bán. Những chuyện như vậy dĩ nhiên sẽ lan toả và ảnh hưởng đến nhóm ít người có khả năng mua hàng hiệu. Họ sẽ tìm đến nơi bán khác.
 
Như vậy, liên tưởng xa một chút, không riêng gì Parkson, nhiều trung tâm thương mại bán hàng cao cấp khác đều rơi vào tình trạng vắng khách, không hẳn do quy mô tầng lớp người giàu ở Việt Nam không đủ lớn mà do chưa có cách thu hút họ. Trong khi đó mặt hàng xe hơi, dĩ nhiên người thu nhập cao mới mua được, được quản lý chặt bởi việc cấp biển số, nhưng doanh số thống kê được vẫn tăng cao dù kinh tế khó khăn. Lượng ôtô con bán ra năm 2014 tăng 43% so năm 2013.
(TGTT)





Tin xem nhiều

Tin mới cập nhật