đèn gỗ

đèn gỗ trang trí

Chen chúc nhét tiền, xoa tượng phật cầu may đầu năm

Đăng ngày 14/02/2016

Sáng 13/2 (mùng 6 Tết), nhiều hình ảnh không đẹp xuất hiện tại lễ khai hội chùa Bái Đính (Ninh Bình) khi hàng nghìn người chen chúc nhét tiền, xoa lên tượng phật để cầu may.
Sáng 13/2 (mùng 6 Tết), nhiều hình ảnh không đẹp xuất hiện tại lễ khai hội chùa Bái Đính (Ninh Bình) khi hàng nghìn người chen chúc nhét tiền, xoa lên tượng phật để cầu may.
 
Từ 8h sáng 13/2, hàng nghìn người đã đội nắng lên khu vực cao nhất quần thể chùa Bái Đính để vãn cảnh chùa và cầu may mắn.
 
 
Bên trong điện tam quan, rất đông người đến lễ bái. Chiêm ngưỡng kỳ quan ngôi chùa lớn nhất Đông Nam Á.
 
Tại hành lang của hai lối lên xuống, tượng phật la hán bị du khách xếp hàng dài xoa tay lên.
 
Trước đó, 500 bức tượng nơi đây đã bị đen bóng vì tình trạng này. 
 
Trong ngày khai hội sáng 13/2, tiền lẻ được vứt tràn ngập dưới chân tượng.
 
Thậm chí còn bị nhét trong kẽ tay, lòng bàn tay tượng.
 
Trên đỉnh cao nhất, nơi có tượng A Di Lặc, cùng lúc thu hút hàng trăm người đến vãn cảnh.
 
Bức tượng này cũng bị du khách chen chúc để xoa tiền cầu may.
 
Người này xoa, người kia nhìn thấy cũng làm theo, dẫn đến những hình ảnh không đẹp ngày khai hội.
 
Gia đình anh Thành (Gia Viễn, Ninh Bình) lên chùa Bái Đính tham quan. Anh cho biết, cố gắng bế con lên xoa tượng để cháu học hành tấn tới.
 
Phía dưới Tam bảo cũng có một bức tượng phật lớn.
 
... và tiền lẻ ở đây được rải tràn ngập.
 
Các lối đi trong các ngôi chùa nhỏ tại Bái Đính đều xuất hiện tình trạng này.
  
12h trưa, dòng người tiếp tục đổ về.
 
Bất chấp nắng nóng 31 độ C, nhiều gia đình vẫn mang theo con nhỏ đi bộ gần 3 km để lên chùa.
 
Số khác kiên nhẫn xếp hàng chờ mua vé xe điện. Giá vé từ 20.000 - 30.000 đồng/người.
 
Nắng nóng oi bức, nhiều người trốn vào các lùm cây.
 
Anh Nguyễn Văn Huệ (Yên Khánh, Ninh Bình) cùng gia đình mang theo cơm trưa ngồi ăn trong lùm cây.

Theo ông Vương Duy Bảo, Phó cục trưởng Cục Văn hóa cơ sở (Bộ VH-TT&DL), ngày xưa, việc đi chùa của người dân xuất phát từ nét văn hóa của cư dân lúa nước. Đến chùa, người dân chỉ mang theo hương, oản hay chỉ đơn giản là những sản vật được sản xuất từ gia đình. Chính vì thế, việc đi chùa mang ý nghĩa về mặt tâm linh hơn là nặng về hình thức.
 
Ngoài ra, về hiện tượng mang vàng mã vào chùa, đốt, rải đầy các ban thờ như hiện nay, theo Cục phó Cục Văn hóa cơ sở không xuất phát từ đạo Phật. “Làm thế là sai. Đạo Phật không đốt vàng mã”, ông Bảo nói.
 
Bản thân cửa đền, chùa là nơi thanh tịnh. Nhưng, trên thực tế, ngày nay việc đi chùa của người dân cũng ngày càng hội nhập những bon chen, ích kỷ, không hiểu bản chất.
 
“Đến chùa, nhét tiền vào tay tượng Phật là sự phỉ báng, hối lộ thánh thần. Phật tại tâm, chỉ cần nhất vái là đủ, vái như bổ củi cũng sai”, ông Bảo nói.
 
(Lê Hiếu - Zing)





Tin xem nhiều

Tin mới cập nhật