đèn gỗ

đèn gỗ trang trí

Lễ Hóa Vàng sau Tết: Làm cách nào cho đúng để mang tài lộc cho gia chủ

Đăng ngày 11/02/2016

Theo truyền thống ngàn đời của Việt Nam ta, con cháu sẽ làm lễ cúng mời tổ tiên về ăn 3 ngày tết cùng gia đình, con cháu. Từ ngày mời các cụ, các bậc gia thần, tổ tiên luôn ngự trên ban thờ. Do vậy, đèn hương không bao giờ được tắt, các đồ dâng cúng như hoa quả, mâm ngũ quả và bánh kẹo phải đợi đến “ngày hóa vàng” mới được hạ xuống.
Theo truyền thống ngàn đời của Việt Nam ta, con cháu sẽ làm lễ cúng mời tổ tiên về ăn 3 ngày tết cùng gia đình, con cháu. Từ ngày mời các cụ, các bậc gia thần, tổ tiên luôn ngự trên ban thờ. Do vậy, đèn hương không bao giờ được tắt, các đồ dâng cúng như hoa quả, mâm ngũ quả và bánh kẹo phải đợi đến “ngày hóa vàng” mới được hạ xuống.
 
Trước kia, thông thường các gia đình thường hóa vàng vào ngày mùng 3. Nhưng hiện nay, lễ hóa vàng thường được điều chỉnh tùy vào hoản cảnh từng gia đình. Thường là từ mùng 3 đến mùng 10 âm. Điều quan trọng nhất là phải có lễ tạ gia tiên, gia thần và chư vị thánh thần, phật. Theo quan niệm dân gian, có lễ tạ thì tấm lòng của chủ nhà mới được người âm chứng giám.
 
Theo tiến sĩ Nguyễn Văn Vịnh - Phó Viện trưởng Viện Công nghệ giáo dục, bữa cơm kết thúc dịp năm mới vô cùng quan trọng đối với người Việt nên mâm cơm cúng hóa vàng cũng phải đầy đủ như mâm cỗ chính của ngày Tết.
 
Sau khi lễ, các gia chủ sẽ hóa vàng. Phần tiền, vàng của gia thần phải hóa trước, tiền vàng, đồ dùng của tổ tiên hóa sau. Tục xưa, tại nơi đốt vàng mã, người ta thường đặt vài cây mía dài. Dân gian cho rằng đây là đòn gánh để các linh hồn dùng làm gậy chống, hay mang hàng hóa.
 
Tục hóa vàng tết gắn liền với những ngày lễ này. Có thể hiểu, hóa vàng mã ngày Tết là một phần trong văn hóa tín ngưỡng của người Việt Nam từ nhiều đời nay. Vàng mã được xem là lộ phí đi đường của Tổ tiên về cõi âm sau mấy ngày về thăm con cháu.
 
GS Ngô Đức Thịnh, Ủy viên Hội đồng Di sản văn hóa quốc gia, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Bảo tồn Văn hóa Tín ngưỡng Việt Nam cho rằng: Quan niệm người chết không phải là hết, chia của cho người chết ở ta cũng đã có từ rất lâu đời. Chính vì thế, tục đốt vàng mã là hành động mang tính nghi lễ, có cơ sở nhận thức.
 
Ảnh minh họa

Chỉ dẫn sắm lễ hóa vàng
 
Lễ vật dâng cúng trong lễ tạ năm mới gồm:
 
- Nhang, hoa, ngũ quả,
 
- Trầu cau, rượu, đèn nến, bánh kẹo
 
- Mâm lễ mặn hoặc chay cùng các món ăn ngày Tết đầy đủ, tinh khiết.
 
Văn khấn lễ tạ năm mới (lễ hóa vàng)
 
- Nam mô A-di-đà Phật (3 lần)
 
- Con kính lạỵ chín phương trời, mười phương chư Phật, chư Phật mười phương
 
- Con kính lạy Hoàng Thiên, Hậu Thổ, Long Mạch, Táo Quân, chư vị tôn thần
 
- Con kính lạy Hoàng thiên Hậu thổ. Chư vị Tôn thần
 
- Con kính lạy Ngài Đương niên hành khiển, ngài Bản cảnh Thành Hoàng, các ngài
 
- Thổ địa, Táo quân, Long mạch Tôn thần.
 
- Con kính lạy các cụ Tổ khảo, Tổ tỷ, nội ngoại tiên linh.
 
Hôm nay là ngày mùng 3 tháng giêng năm …………………
 
Chúng con là: ……………………………tuổi………………....
 
Hiện cư ngụ tại....................................................................
 
Thành tâm sửa biện hương hoa phẩm vật, phù tửu lễ nghi, cung bày trước án. Kính cẩn thưa trình: tiệc xuân đã mãn, Nguyên đán đã qua, nay xin thiêu hóa kim ngân, lễ tạ Tôn thần, rước tiễn âm linh trở về âm cảnh.
 
Kính xin lưu phúc, lưu ân, phù hộ độ trì dương cơ âm trạch, mọi chỗ tốt lành, con cháu được bách sự như ý, vạn sự bình an, tài lộc song toàn, gia đạo hưng vượng.
 
Lòng thành kính cẩn, lễ bạc tiến dâng, lượng cả xét soi, cúi xin chứng giám.
 
Nam mô A-di-đà Phật (3 lần)

(st)





Tin xem nhiều

Tin mới cập nhật