đèn gỗ

đèn gỗ trang trí

Hàn gắn mối quan hệ khi niềm tin bị phá vỡ

Đăng ngày 24/10/2023

Hàn gắn mối quan hệ khi niềm tin bị tổn thương đòi hỏi sự chân thành và kiên nhẫn. Emdep sẽ giúp bạn gợi mở những bí quyết để sửa chữa sai lầm nhé.

Hàn gắn mối quan hệ khi niềm tin bị tổn thương đòi hỏi sự chân thành và kiên nhẫn. Emdep sẽ giúp bạn gợi mở những bí quyết để sửa chữa sai lầm nhé.

 

Có thể lấy lại niềm tin đã mất không?


Chữa lành niềm tin vốn đã bị tổn thương là một quá trình bền bỉ và đòi hỏi bạn phải hành động thực tế, cho đối phương cảm nhận được sự nghiêm túc, chân thành và thiện ý sửa đổi của bạn.

 

Hàn gắn mối quan hệ khi bạn đã đánh mất lòng tin của đối phương cần có sự kiên nhẫn, nhất quán và tôn trọng ranh giới, nguyện vọng của người khác. Từng bước khắc phục những vấn đề đã xảy ra, tạo cơ hội cho những điều tốt đẹp trong mối quan hệ với nhau.

 

Hàn gắn mối quan hệ khi niềm tin bị phá vỡ

 

Điều quan trọng cần nhớ là, bạn không thể vội vàng và ép buộc đối phương phải tiếp nhận sự hối lỗi của bạn. Hãy cho họ thấy rằng bạn có đầy đủ sự thấu hiểu, đồng cảm, biết lỗi và đang nỗ lực xoa dịu nỗi đau tinh thần ở họ.

 

Làm gì để hàn gắn mối quan hệ khi bạn đã tổn thương niềm tin ở đối phương?


Chịu trách nhiệm với những gì bạn đã làm


Tuyệt đối không trốn tránh, thoái thác trách nhiệm hoặc đổ lỗi về những gì đã xảy ra. Thái độ của bạn cần thật sự trung thực gánh vác lỗi lầm và tổn thương bạn đã gây ra cho người khác. 

 

Không chỉ thể hiện bằng lời nói chân thành, bạn còn phải có hành động ăn năn để đối phương thấy rằng, bạn đang rất cố gắng để khắc phục lỗi sai của mình và rất mong muốn vun vén lại mối quan hệ của nhau.

 

Hàn gắn mối quan hệ khi niềm tin bị phá vỡ

 

Hãy trung thực khi nhận lỗi


Đừng xấu hổ khi phải đích thân thừa nhận lỗi của mình. Sự trung thực và cởi mở để trình bày rõ ràng về lý do, diễn biến của sự việc, cũng như sự thành khẩn muốn sửa chữa của bạn sẽ khiến đối phương dễ tiếp nhận và được an ủi hơn.

 

Đừng quên lời xin lỗi chân thành


Mặc dù hàn gắn mối quan hệ cần phải có hành động thực tế, nhưng trước tiên bạn vẫn cần có lời xin lỗi chân thành đến đối phương. Đặc biệt, trong quá trình này, bạn tuyệt đối không cố ý nói giảm đi nỗi đau của họ hoặc viện lý do giảm nhẹ “tội” của mình.

 

Luôn nhẫn nại lắng nghe mọi cảm xúc của đối phương


Bạn không phải là người duy nhất muốn được bày tỏ tấm lòng của mình. Hãy nhẫn nại lắng nghe đối phương thể hiện cảm xúc và kỳ vọng của họ. Chú ý không phản ứng gay gắt khi họ quá kích động vì tổn thương. 

 

Hãy chứng tỏ rằng bạn sẵn sàng lắng nghe, quan tâm, ghi nhớ và mong muốn được xoa dịu nỗi đau của họ. Tránh có bất cứ lời nói hay hành vi nào lại tổn hại thêm niềm tin vốn đã bị phá vỡ trước đó.

 

Hàn gắn mối quan hệ khi niềm tin bị phá vỡ

 

Nhất quán và cần có thời gian


Mọi lời nói, hành động thiện chí của bạn cần có sự trung thực, nhất quán để đảm bảo đối phương cảm nhận được sự chân thành, quyết tâm sửa chữa của bạn. Ngoài ra, không nên vội vàng ép buộc họ phải tha thứ cho bạn ngay tức thì. Quá trình này cần có thời gian.

 

Tìm kiếm sự giúp đỡ từ người thứ ba


Nếu một mình bạn không đủ sức để cứu vãn mối quan hệ, bạn có thể nhờ sự hỗ trợ từ chuyên gia tâm lý hoặc người thân, người quen mà cả hai tin cậy. Tuy nhiên, bạn không nên phó thác mọi việc cho người thứ ba vì không thể hiện sự chân thành của bạn.

 

Người giúp đỡ chỉ nên là cầu nối giúp cả hai dễ dàng thấu hiểu được cảm xúc, nguyện vọng của nhau. Bạn vẫn phải là người đích thân hành động để khắc phục những tổn thương, mất mát mà bạn gây ra. 

 

Hy vọng bài viết sẽ giúp bạn đủ tinh tế để hàn gắn mối quan hệ đã bị tổn thương, lấy lại niềm tin của đối phương và vun đắp tình cảm tốt đẹp hơn.






Tin xem nhiều

Tin mới cập nhật