đèn gỗ

đèn gỗ trang trí

6 trò lừa đảo trên Facebook bạn dễ mắc phải nhất

Đăng ngày 19/11/2014

Ứng dụng 'Ai quan tâm đến Facebook bạn', trò hack tiền điện thoại... dễ khiến teen nhấp click và trở thành nạn nhân của các trò lừa đảo.
Ứng dụng 'Ai quan tâm đến Facebook bạn', trò hack tiền điện thoại...  dễ khiến teen nhấp click và trở thành nạn nhân của các trò lừa đảo.

1. Ứng dụng 'Đổi màu cho Facebook'

 


Ứng dụng này được cho là sẽ cho phép người dùng thay đổi màu sắc Facebook theo ý thích của họ. Tuy nhiên, trên thực tế, nó sẽ dẫn người dùng đến những trang web lừa đảo, đồng thời lừa họ chia sẻ ứng dụng này với bạn bè.
Hơn nữa, nó còn cung cấp một video hướng dẫn để lừa người dùng nhấp chuột vào một quảng cáo. Điều này cực kỳ nguy hiểm vì khi đó trang hồ sơ của người dùng đã bị xâm nhập, và tài khoản của người này sẽ tự động gửi hàng loạt thư rác đến danh sách bạn bè. Thậm chí những thiết bị di động cũng có thể bị nhiễm mã độc bởi chiêu trò này.

Mặt khác, nếu muốn tạo cá tính cho trang Facebook của mình, trình duyệt Chrome cũng có cung cấp một add-on mang tên Color My Facebook, cho phép bạn tùy ý đổi màu sắc trên Facebook.

 

2. Ứng dụng 'Ai quan tâm trang Facebook của bạn nhiều nhất'

 


Trò lừa này gây thu hút bởi tò mò “Chẳng biết ai hay vào tường mình nhất nhỉ?” của đa số người dùng Facebook. Sau khi ấn vào đường link hướng dẫn, trang hồ sơ của người dùng và tài khoản của họ ngay lập tức bị xâm nhập trái phép bởi kẻ lừa đảo.

Bên cạnh đó, một số diễn đàn còn đưa ra cách để xem ai theo dõi đến mình nhiều nhất trên mạng xã hội. Cách này tuy không ảnh hưởng xấu đến người dùng, nhưng kết quả cho ra chỉ cho thấy những ai tương tác với bạn nhiều (như nhắn tin) trên Facebook mà thôi.

 

3. Đăng thông tin với tựa đề 'kích thích'

 


Tội phạm mạng thường sử dụng các tiêu đề hấp dẫn như tên bộ phim hoặc thông tin gây sốc để dụ dỗ người dùng nhấp vào các đương link dẫn đến các trang web lừa đảo và ăn cắp thông tin cá nhân của họ. Chẳng những thế, thủ đoạn tinh vi này còn có thể gây lây nhiễm phần mềm chứa mã độc đến các thiết bị của người dùng, chẳng hạn như Rootkit - rất khó để có thể xóa sạch.

 

4. Video khỏa thân giả trên Facebook

 


Chiêu thức dùng video khỏa thân này thường đi kèm dưới hình thức quảng cáo hoặc bài viết với các liên kết đưa người dùng đến các trang web lưu trữ video giả mạo YouTube.

Các trang web giả mạo này sau đó nhắc nhở người dùng cài đặt một bản cập nhật cho phần mềm Adobe Flash Player. Sau khi nhấp vào, trình cài đặt Flash Player giả sẽ lây nhiễm mã độc đến thiết bị bằng cách cài đặt phần mềm độc hại của nó vào máy (thường là một Trojan).

Trò lừa đảo này không chỉ đánh cắp hình ảnh Facebook của người dùng, nó còn tự động mời bạn bè của họ cùng xem video tương tự, và lại có thêm nhiều người sụp bẫy.

 

5. Trò lừa hack tiền điện thoại


Trò lừa này tuy cũ nhưng hiện nay vẫn không ít bạn bị mất tiền oan bởi những lời lẽ ‘đường mật’.Một số kẻ lừa đảo sẽ phát tán thông tin cho rằng chúng đã nạp thành công thẻ điện thoại trên một mạng di động với giá trị tăng gấp 10 lần thực tế. Nguyên nhân được bọn này cho là vì đã có hacker “đột nhập và phá hỏng một số phần mềm mà nhà mạng cho đến giờ vẫn chưa khắc phục được"...

Sau đó, kẻ gian còn chia sẻ chi tiết cách thức thực hiện, từng bước một, từ việc chọn mệnh giá thẻ cho đến lúc nhập cú pháp. Cú pháp đó là *103*84xxxxxxxxx*mã thẻ#OK và yêu cầu thuê bao phải có tối thiểu 1.000 đồng trong tài khoản. Tiếp theo là nhấn nút gọi và chờ khoảng 1 phút.

Nghe thì có vẻ người dùng sẽ nhận được một khoản hời to, thế nhưng thực tế lại rất phũ phàng. Thật ra cú pháp mà bọn lừa đảo nhắc tới (*103*) là một dịch vụ cho phép khách hàng tặng hoặc nạp thẻ hộ cho thuê bao khác của nhà mạng. Chi phí cho mỗi lần thực hiện là 1.000 đồng, hoàn toàn khớp với số tiền tối thiểu mà kẻ gian yêu cầu phải có trong tài khoản.

 
6. Vẽ ảnh nghệ thuật

 


Bị thu hút bởi đường link đáng tin cậy và hình ảnh mê hoặc, không ít người dùng Facebook đã bị đánh mất tài khoản của mình lúc nào không hay.

Khi ấn vào vào đường link có nội dung để ‘tạo cho mình một sản phẩm tương tự’ như quảng cáo, người dùng sẽ được chuyển hướng tới một trang web khác do kẻ gian lập ra với giao diện đăng nhập chẳng khác gì Facebook. Lúc này, chỉ cần người dùng nhập dữ liệu để đăng nhập, thông tin về tài khoản và mật khẩu đã bị kẻ gian đánh cắp.

 

Theo Trí Nguyễn (IOne)

 






Tin xem nhiều

Tin mới cập nhật