đèn gỗ

đèn gỗ trang trí

Người trẻ Trung Quốc viết di chúc ở tuổi 20

Đăng ngày 01/02/2021

Sau những cái chết đột ngột của người nổi tiếng và ảnh hưởng nghiêm trọng của đại dịch Covid-19, nhiều người trẻ ở đất nước tỷ dân muốn để lại di chúc trước tuổi 30.

Sau những cái chết đột ngột của người nổi tiếng và ảnh hưởng nghiêm trọng của đại dịch Covid-19, nhiều người trẻ ở đất nước tỷ dân muốn để lại di chúc trước tuổi 30.


Tracy Zhou biết đến khái niệm di chúc từ lâu, song chưa bao giờ cô nghĩ mình sẽ viết nó khi sắp bước sang tuổi 28. Nhưng khi ngôi sao bóng rổ yêu thích của cô - Kobe Bryant - đột ngột qua đời vào tháng 1 năm ngoái, Zhou đã thay đổi cách nghĩ.

 

"Sau sự cố này, nhiều người bạn của tôi nói rằng bạn không bao giờ biết khi nào cái chết sẽ đến với cuộc đời mình, cho dù đó là ngày mai hay một tai nạn. Tôi đã bị thúc giục bởi điều đó. Tôi bắt đầu nghĩ đến việc để lại một thứ gì đó khi mình ra đi", Zhou nói với CGTN.

 

Ban đầu, cô chỉ viết ra những ghi chú mà bản thân muốn nói với những người thân yêu trong điện thoại. Chỉ gần một năm sau, tháng 12/2020, khi lần đầu tiên mua bảo hiểm nhân thọ, cô mới chính thức viết di chúc.

 

nguoi tre viet di chuc anh 1
Nhiều người trẻ Trung Quốc đăng ký viết di chúc sớm.


"Đối với tình trạng của tôi lúc này, người thụ hưởng hợp pháp chỉ là bố mẹ. Nhưng tôi nghĩ bạn bè đã ủng hộ và giúp đỡ mình rất nhiều, cả về tình cảm lẫn tinh thần, trong cuộc sống. Vì vậy, tôi muốn để lại điều gì đó cho họ", cô nói .

 

Zhou sẽ để lại tiền bảo hiểm nhân thọ và tiền tiết kiệm cho bố mẹ và ba người bạn của cô. Người phụ nữ 28 tuổi khẳng định bản thân làm vậy không phải vì mình không đủ yêu thương cha mẹ.

 

"Cha mẹ không cần tiền của tôi. Điều họ cần là sự đồng hành của tôi khi vẫn còn sống".

 

Không chỉ để chia chác tài sản


Trung tâm Đăng ký Di chúc Trung Quốc, một dự án phúc lợi công cộng được khởi động vào năm 2013, là một trong những phương tiện để đăng ký viết di chúc phổ biến ở Trung Quốc, bên cạnh các văn phòng công chứng và pháp lý.

 

Từ khi thành lập đến tháng 12/2020, trung tâm đã nhận và lưu trữ 186.676 bản di chúc.

 

Người sáng lập trung tâm, Chen Kai, cho biết viết di chúc không chỉ là một công cụ pháp lý, nó còn là một công cụ tình cảm.

 

"Nhiều thanh niên Trung Quốc viết di chúc không phải để phân bổ tài sản sau khi chết mà họ còn muốn bày tỏ cảm xúc, tình cảm với người thân, bạn bè", Chen nói.

 

nguoi tre viet di chuc anh 2

Tracy Zhou (trái) đăng ký viết di chúc chính thức ngay trước khi cô bước sang tuổi 28.


Điều này rất khác với nhóm người trung niên và cao tuổi - những người có nhiều tài sản hơn và họ lập di chúc chủ yếu để đề phòng các tranh chấp gia đình trong tương lai.

 

Theo trung tâm, đến nay có 590 bản di chúc do những người sinh sau năm 1990 viết. Năm 2017, con số này chỉ khoảng 55. Sau đó tăng lên 123 vào năm 2018, 166 vào năm 2019 và 246 vào năm 2020.

 

Năm 2020, có 168 bản di chúc của những người sinh sau năm 2000, chủ yếu là những người 20 tuổi.

 

Chen cho biết, những người trên 60 tuổi chiếm đa số và số lượng đăng ký từ nhóm này vẫn không ngừng tăng lên.

 

Quyết định dũng cảm nhất


Chen cho biết đại dịch Covid-19 là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến xu hướng viết di chúc của giới trẻ.

 

"Nếu bạn nói về chủ đề mua bảo hiểm ở Trung Quốc cách đây 30 năm, mọi người sẽ nhìn bạn như thể bạn đang cố rủa họ chết sớm. Nhưng giờ đây, người Trung Quốc sẽ cảm ơn và đánh giá cao hành động đó", Chen nói.

 

"Tôi tin rằng viết di chúc cũng sẽ mô phỏng những thay đổi tương tự như việc dễ dàng chấp nhận mua bảo hiểm".

 

Chen cho biết khi Trung Quốc có kế hoạch tăng gấp đôi GDP bình quân đầu người trong vòng 15 năm tới, không chỉ tiện nghi vật chất mà nhu cầu tình cảm và niềm tin cũng sẽ thay đổi. "Tôi tin rằng việc viết di chúc là một trong những chỉ báo của sự thay đổi đó".

 

"Nhiệm vụ của chúng tôi là đưa văn bản di chúc đến từng hộ gia đình ở Trung Quốc và chỉ là vấn đề thời gian trước khi khái niệm này trở nên phổ biến hơn. Hiện tại, việc đó vẫn chỉ ở giai đoạn sơ khai", ông chỉ ra.

 

nguoi tre viet di chuc anh 3

Một phụ nữ viết di chúc tại trung tâm đăng ký di chúc ở Quảng Châu, tỉnh Quảng Đông, Trung Quốc, ngày 21/3/2020.


Chen đã ví Trung Quốc bây giờ giống như nước Mỹ trong những năm 1950-1960. "Di chúc trở nên phổ biến ở Mỹ sau năm 1960 do những thay đổi kinh tế và khi phong trào thời thượng của giới trẻ bắt đầu. Trung Quốc cũng sẽ hoan nghênh những thay đổi này, với các chính sách được đưa ra để thúc đẩy".

 

Về phần cô gái trẻ Zhou, cô cho biết viết di chúc là quyết định lớn nhất và dũng cảm nhất mà mình từng làm.

 

"Đối với tôi, viết di chúc không chỉ là sẵn sàng cho cái chết. Nó gần giống như một sức mạnh bên trong giúp tôi có đủ can đảm để sống tốt hơn từng ngày".

 

Tuy nhiên, việc viết di chúc hay không vẫn phụ thuộc vào quyết định của mỗi người. "Đó là suy nghĩ, tài sản, quyết định của bạn. Viết di chúc hay không là lựa chọn của mỗi cá nhân, nhưng tôi nghĩ điều đó thực sự quan trọng đối với thế hệ trẻ ngày nay. Chí ít hãy bắt đầu nghĩ về nó".

 

(Zing)






Tin xem nhiều

Tin mới cập nhật