đèn gỗ

đèn gỗ trang trí

Trẻ bị cảm mạo có thể gây ra 5 di chứng nguy hiểm này, mẹ nên thận trọng

Đăng ngày 15/08/2021

Trẻ bị cảm mạo là triệu chứng thường gặp nhưng nếu không chăm sóc và điều trị hợp lý, nguy cơ biến chứng thành bệnh nguy hiểm sẽ tăng lên.

Trẻ bị cảm mạo là triệu chứng thường gặp nhưng nếu không chăm sóc và điều trị hợp lý, nguy cơ biến chứng thành bệnh nguy hiểm sẽ tăng lên.


Trẻ bị cảm mạo thông thường sẽ có những biểu hiện nào?

 

Trẻ bị cảm mạo là triệu chứng phổ biến, mặc dù chỉ là bệnh thường gặp nhưng bố mẹ cũng không thể chủ quan. Do cơ thể của trẻ còn chưa phát triển hoàn thiện, sức đề kháng có thể yếu hơn người lớn nên càng dễ bị nhiễm bệnh, nếu không được phát hiện sớm và điều trị thỏa đáng rất dễ gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm.

 

 

Trẻ cảm sốt thường có nhiều triệu chứng khác nhau, nhưng đại đa số sẽ có các biển hiện điển hình như chảy nước mũi, nghẹt mũi, ho, sốt v.v… Một số trẻ do mũi không thông mà phải há miệng thở, hoặc tỏ ra bồn chồn, khóc quấy, với những trẻ lớn một chút còn có tình trạng đau họng.

 

Thân nhiệt khi trẻ bị cảm có thể lên đến 39℃-40℃, một số trẻ bị sốt cao hơn thậm chí có thể gây co giật hoặc xuất hiện tiêu chảy, đau bụng, nôn. Mặc dù trẻ bị cảm mạo thường sẽ rất khó chịu nhưng nếu người lớn điều trị sớm và hợp lý thì khoảng 3 đến 5 ngày là bệnh sẽ thuyên giảm.

 

Trẻ bị cảm mạo nếu không điều trị tốt có thể gây ra 5 di chứng khôn lường

 

Viêm phổi

 

Cảm sốt có thể dẫn đến viêm phổi ở trẻ nhỏ, đặc biệt là trẻ sinh non, trẻ bị nhẹ cân, thiếu máu, còi xương hoặc mắc bệnh tim bẩm sinh. Những trường hợp này một khi bị biến chứng từ cảm sốt chuyển sang viêm phổi sẽ gây nguy hiểm cấp tính đến tính mạng của trẻ hoặc rất lâu mới khỏi.

 

 

Đa số trẻ có biểu hiện sốt, ho, thở gấp, môi tím xanh và nếu ở trạng thái yên tĩnh mà hô hấp vẫn khó khăn, ngực có tình trạng lõm sâu thì bố mẹ nên cảnh giác bé bị viêm phổi, nên lập tức đưa trẻ đến bệnh viện.

 

Viêm họng cấp

 

Trẻ bị cảm mạo cũng có trường hợp dẫn đến viêm họng cấp, thường xảy ra ở trẻ dưới 5 tuổi. Trẻ có biểu hiện ho khàn, khi thở có âm thanh khò khè của đờm trong cổ họng, tinh thần suy nhược hoặc bứt rứt, khóc quấy, nghiêm trọng hơn có thể gây ngạt do cổ họng bị tắc nghẽn.

 

Viêm thận cấp

 

 

Cảm sốt ở trẻ nhỏ có thể gây viêm tiểu cầu thận cấp tính, thời gian tiềm ẩn bệnh thông thường kéo dài từ 1 đến 2 tuần, bình quân khoảng 10 ngày, sau khi tình trạng cảm mạo đã thuyên giảm thì mới xuất hiện triệu chứng của viêm thận.

 

Trẻ chủ yếu sẽ có biểu hiện như tiểu ra máu, phù thủng, huyết áp tăng, đau đầu, khó thở, nôn, mất sức, biếng ăn v.v… Bố mẹ nên quan sát thường xuyên để sớm phát hiện bất thường mà đưa trẻ đến bệnh viện điều trị kịp thời.

 

Bệnh tai mũi họng

 

Bé bị cảm sốt cũng làm tăng nguy cơ dẫn đến các bệnh về tai mũi họng. Viêm đường hô hấp trên là một triệu chứng điển hình. Trẻ thường có biểu hiện như nghẹt mũi, nước mũi có dịch đục, đau đầu, sốt, tinh thần kém. Bạn nên nhanh chóng đưa trẻ đến bệnh viện điều trị để tránh kéo dài thành mãn tính.

 

 

Viêm tai giữa do dịch tiết cũng là biến chứng sau cảm mạo ở trẻ, biểu hiện gồm ù tai, đau tai, thính lực giảm do khi cảm sốt, dịch tiết ở mũi chảy vào khoang tai gây ứ đọng và viêm. Vì vậy, điều trị cảm thỏa đáng cho trẻ sẽ hạn chế được nhiều di chứng nguy hiểm.

 

(Theo Familydoctor)






Tin xem nhiều

Tin mới cập nhật