đèn gỗ

đèn gỗ trang trí

Mách bố mẹ 3 bí kíp xóa tan nỗi sợ tiêm phòng của trẻ

Đăng ngày 30/06/2021

Chuyện tiêm phòng là vấn đề không cũ, cũng chẳng mới với các gia đình có con nhỏ. Bởi với trẻ nhỏ, đặc biệt là các bé dưới 2 tuổi, các bé sẽ thường xuyên phải trải qua các đợt tiêm vắc-xin khác nhau.

Chuyện tiêm phòng là vấn đề không cũ, cũng chẳng mới với các gia đình có con nhỏ. Bởi với trẻ nhỏ, đặc biệt là các bé dưới 2 tuổi, các bé sẽ thường xuyên phải trải qua các đợt tiêm vắc-xin khác nhau.


Mặc dù trải qua nhiều lần tiêm chủng, không ít gia đình vẫn luống cuống, sốt sắng mỗi khi con chống đối khi đi tiêm hay ốm sốt, mệt mỏi khi về nhà. "Sân chơi" gia đình cũng vì thế mà phải tạm dừng hoạt động. Bài viết sau đây sẽ cung cấp cho bố mẹ 3 bước cần thiết trước, trong và sau khi tiêm phòng để cùng bé vượt qua trải nghiệm đầu đời này.

 

Trước khi tiêm: Lên "dây cót" tinh thần cho bé

 

Không ít bạn nhỏ thường có tâm lý lo sợ khi đến các cơ sở y tế. Do vậy, các vị phụ huynh nên chủ động dành 1-2 ngày trước đó giúp bé chuẩn bị sẵn tâm lý. Bố mẹ hoàn toàn có thể tận dụng khoảng thời gian của "sân chơi" gia đình để cùng con khám phá các món đồ chơi bác sĩ, mô phỏng những tình huống sẽ diễn ra,khi đi tiêm phòng thông qua trò chơi nhập vai bác sĩ, kể chuyện qua tranh....

 

Ngày đi tiêm: Tạo không khí vui vẻ, lạc quan cho con

 

Ngày đi tiêm chủng, hãy cho con lót dạ bằng một vài món ăn nhẹ, giúp bé chọn một bộ quần áo thoải mái và mang theo một món đồ chơi yêu thích để tạo sự an tâm, gần gũi. Khi đến cơ sở tiêm phòng, cảm giác lo lắng có thể ập đến với bé khi gặp quá nhiều người lạ hay chứng kiến các bạn nhỏ khác khóc lóc, sợ hãi. Đây là lúc bố mẹ có thể cho bé thực hành những bài học tình huống qua trò chơi nhập vai ở nhà. Đừngquên thưởng cho con một món quà yêu thích sau khi hoàn thành nhiệm vụ, bố mẹ nhé!

 

Mách bố mẹ 3 bí kíp xóa tan nỗi sợ tiêm phòng của trẻ - Ảnh 1.
Bố mẹ đừng quên mẹo nhỏ có võ: "đánh lạc hướng" trẻ bằng món đồ chơi ưa thích hoặc đồ vật quanh phòng trong lúc bác sĩ thao tác thật nhanh mũi tiêm nhé

 

Sau khi tiêm: Sát sao theo dõi tình hình sức khỏe của bé

 

Sau khi tiêm vắc-xin, bố mẹ nên cho bé uống đủ nước, ăn món nhẹ dễ tiêu hoá, mặc quần áo rộng rãi để tránh cọ xát vào vết tiêm. Nếu thấy bé có dấu hiệu sốc phản vệ như chân tay lạnh, tụt huyết áp, khó thở, co thắt thanh quản, da xanh v.v. bố mẹ cần nhanh chóng đưa bé đến cơ sở y tế gần nhất.

 

Hy vọng bài viết trên đây đã cung cấp cho bố mẹ những kiến thức cần thiết giúp bé yêu sớm hồi phục sức khỏe sau tiêm, mang "sân chơi" gia đình mở cửa trở lại đầy ắp tiếng cười. Hãy luôn ghi nhớ, trong bất cứ một trải nghiệm đầu đời nào của bé, bố mẹ chính là những người bạn đồng hành đáng tin cậy nhất cùng con sẻ chia và lớn khôn từng ngày.






Tin xem nhiều

Tin mới cập nhật