đèn gỗ

đèn gỗ trang trí

Vụ học sinh trường Gateway tử vong: "Theo tôi, lỗi không phải ở hệ thống liên lạc"

Đăng ngày 08/08/2019

Không chỉ các bậc phụ huynh, rất nhiều thầy cô giáo đã bức xúc lên tiếng về sự việc bé trai lớp 1 tử vong thương tâm sau khi bị bỏ quên trên xe đưa đón của trường Gateway. Cộng đồng giáo viên vô cùng xót xa và bức xúc, đặt nhiều nghi vấn

Không chỉ các bậc phụ huynh, rất nhiều thầy cô giáo đã bức xúc lên tiếng về sự việc bé trai lớp 1 tử vong thương tâm sau khi bị bỏ quên trên xe đưa đón của trường Gateway.


Cộng đồng giáo viên vô cùng xót xa và bức xúc, đặt nhiều nghi vấn

 

Vụ việc bé trai lớp 1 bị bỏ quên trên xe đưa đón của trường tiểu học Gateway dẫn đến tử vong hiện vẫn đang được dư luận quan tâm đặc biệt. Không chỉ các bậc phụ huynh mà rất nhiều giáo viên vô cùng đau xót khi biết đến sự việc. Trong các nhóm cộng đồng giáo viên tiểu học, thầy cô đều thể hiện sự xót xa cho cậu bé 6 tuổi mới đi học được 2 ngày, đồng thời liên tục đặt câu hỏi về trách nhiệm của những người liên quan.

 

vu hoc sinh truong gateway tu vong: "theo toi, loi khong phai o he thong lien lac" - 1
 

 

Cô giáo có nickname Thu Nguyen bình luận: "Cái cảm giác em đang đối mặt với cái chết mà người sinh ra em không biết thật đau xót. Phải xử lý nghiêm minh chứ không ai chấp nhận được cái lý do bỏ quên con người ta trên xe. Không kiểm tra các con lên xe và xuống xe à?"

 

"Mang danh trường quốc tế mà làm ăn không bằng trường làng, trường mình cấp 1 mình chỉ dạy môn chuyên mà hôm nào vào lớp câu đầu tiên cũng hỏi hôm nay lớp vắng ai, sao bạn ý nghỉ", cô giáo Nghê Thường bức xúc.

 

Cô giáo Trần Thị Kim Lang xót xa: "Tội nghiệp con quá. Mong con sớm được siêu thoát. Quên học sinh trên xe - điều không thể chấp nhận được. Lương tâm con người ở đâu rồi... trường Quốc tế vậy đó hả...?"

 

vu hoc sinh truong gateway tu vong: "theo toi, loi khong phai o he thong lien lac" - 3

vu hoc sinh truong gateway tu vong: "theo toi, loi khong phai o he thong lien lac" - 4

Hàng loạt thầy cô giáo để lại bình luận phẫn nộ

 

Trao đổi với chúng tôi, cô giáo Diệu Linh hiện đang là giáo viên tại một trường tiểu học quốc tế trên địa bàn Hà Nội cho biết, cảm xúc đầu tiên khi đọc được tin là vô cùng bàng hoàng: "Thực sự thương bé con, mới đi học được có 2 ngày còn bỡ ngỡ nhiều lắm. Nghĩ đến bạn nhỏ như học sinh của mình thôi nên lại càng thấy thương. Cũng thấy bức xúc vô cùng khi không hiểu tại sao lại có thể để chuyện đau lòng như thế này xảy ra".

 

Còn cô giáo Ngọc Huyền hiện đang dạy trẻ tự kỷ cũng bày tỏ niềm xót xa: "Với tư cách là 1 giáo viên thì thực sự mình cảm thấy nhói tim lắm. Rồi tự vấn mình trong hoàn cảnh nào mình đã từng bất cẩn chưa? Mình tự xem lại mình thôi... Sợ lắm. Vì sao? Vì đối tượng của giáo dục là con người, là tài sản vô giá chứ không phải một sản phẩm để hỏng để méo mà sửa sai và làm lại. Vì là giáo dục con người nên không được phép sai".

 

vu hoc sinh truong gateway tu vong: "theo toi, loi khong phai o he thong lien lac" - 5

Cô giáo Ngọc Huyền hiện là giáo viên dạy trẻ em tự kỷ

 

Với cô giáo Diệu Linh, trong trường hợp học sinh vắng mặt không có phép, việc đầu tiên cô làm là gọi điện hoặc nhắn tin trực tiếp cho cha mẹ học sinh ngay đầu giờ buổi sáng dù ở trường của cô cũng áp dụng hình thức sổ liên lạc điện tử. "Thứ nhất, điều đó thể hiện việc mình quan tâm sát sao đến học sinh, xem con có gặp vấn đề gì bất thường hôm nay không. Thứ hai, cũng có thể xác nhận sĩ số lớp để báo cơm trưa đủ, tránh lãng phí suất ăn và tiền ăn của con", cô Linh chia sẻ.

 

Hệ thống đưa đón trẻ có quy trình hoạt động ra sao?

 

Cô Diệu Linh cho biết hầu hết các trường trong hệ thống trường tư thục, song ngữ, quốc tế đều có hệ thống xe đưa đón riêng. Trường của cô cũng có hệ thống xe đưa đón như vậy. Quy trình đưa đón có monitor điều phối riêng cho từng tuyến bus.

 

Buổi sáng, monitor nhận học sinh từ cha mẹ tại điểm đón đã được quy định trước, sau đó đưa học sinh tới trường. Đến trường, giao đủ lại số học sinh trên xe, báo lại số lượng và tình trạng với văn phòng trường, gửi lại thẻ monitor. Đến chiều, monitor nhận lại thẻ monitor từ văn phòng và nhận lại đủ số lượng học sinh từ giáo viên các lớp. Nếu thấy thiếu phải hỏi lại giáo viên chủ nhiệm. Đưa học sinh theo xe bus về các điểm đã quy định và giao lại cho cha mẹ.

 

vu hoc sinh truong gateway tu vong: "theo toi, loi khong phai o he thong lien lac" - 6

Xe buýt đưa đón là hình thức phổ biến hiện nay

 

Còn cô giáo Ngọc Huyền cho biết hiện tại trường của cô chưa có hệ thống đưa đón trẻ đi học bởi học sinh ở đây là những trẻ cần sự quan tâm đặc biệt, nhưng cá nhân cô không ủng hộ hình thức này bởi: "Mình hiểu những đứa trẻ mong muốn được bố mẹ đưa đón đến trường như thế nào. Thực sự là trẻ thèm khát lắm".

 

Những ứng dụng liên lạc điện tử không thể thay thế giáo viên yêu thương học sinh

 

Hiện nay, các trường tư thục, song ngữ, quốc tế đều sẽ có nhiều những cách thức liên lạc riêng hiện đại hơn để thể hiện sự gắn kết sâu sắc hơn giữa gia đình - nhà trường, phụ huynh - giáo viên. Ví dụ như trao đổi qua workplace, seesaw hay google classroom... Nhưng đó chỉ là những phương tiện để giúp kết nối thông tin mang tính cộng đồng như update hình ảnh, video về hoạt động của các con tại lớp học hay gửi thông báo chung, trao đổi ý kiến online... Đó không phải là phương tiện để trao đổi những thông tin mang tính cá nhân, cấp bách.

 

Cô Diệu Linh khẳng định sự việc thương tâm này không phải lỗi của hệ thống liên lạc hiện đại mà do cách thức người sử dụng hệ thống đó. Chưa rõ về việc giáo viên có thực sự trao đổi thông tin với admin Nhà trường để chuyển thông tin tới phụ huynh hay không nhưng điều đáng nói là giáo viên hoàn toàn nhầm lẫn về cách thức vận hành của hệ thống liên lạc, chưa phân định rạch ròi được cái gì nên thông báo qua hệ thống và cái gì cần liên lạc trực tiếp.

 

vu hoc sinh truong gateway tu vong: "theo toi, loi khong phai o he thong lien lac" - 7

"Điều mà các giáo viên không thể dùng gì để thay thế là sự quan tâm và yêu thương dành cho học sinh của mình", cô Diệu Linh nói.

 

"Rõ ràng đối với những chuyện cấp bách liên quan đến học sinh, như việc học sinh vắng mặt không lí do hay việc học sinh đau ốm..., không phải cứ trường công mới thường liên lạc với phụ huynh qua điện thoại mà bất cứ trường nào, giáo viên nào cũng cần có trách nhiệm liên lạc trực tiếp ngay với phụ huynh chứ không ở đó trông chờ hệ thống thông báo.

 

Con người khác cái máy ở chỗ biết quan tâm kịp thời, linh hoạt đúng lúc. Hệ thống liên lạc chỉ để giảm bớt khối lượng công việc cho giáo viên trong chuyện gửi thông báo tới phụ huynh hoặc rút ngắn thời gian và tăng mức độ tương tác với phụ huynh qua nền tảng ứng dụng, chứ không thể san sẻ bớt trách nhiệm của giáo viên, không làm giảm bớt sự quan tâm của giáo viên cũng như không thể thay thế giáo viên yêu thương học sinh được.

 

Nói cho cùng đó không phải lỗi của hệ thống, không phải nhược điểm của phương thức giao tiếp hiện đại mà là lỗi của trái tim, của những trái tim vô tâm với trẻ nhỏ", cô Linh chia sẻ.

 

 






Tin xem nhiều

Tin mới cập nhật