đèn gỗ

đèn gỗ trang trí

Bé trai không mắt sống lay lắt cùng em nhỏ ở bìa rừng, đếm từng ngày mong mẹ trở về

Đăng ngày 16/07/2018

Thiệp sống trong bóng tối đã 10 năm, hiện em ở cùng 2 em nhỏ khác ở bìa rừng, hàng ngày rau cháo nuôi nhau vì mẹ đi chăm bố mắc bệnh ở viện, thỉnh thoảng mới về.

Thiệp sống trong bóng tối đã 10 năm, hiện em ở cùng 2 em nhỏ khác ở bìa rừng, hàng ngày rau cháo nuôi nhau vì mẹ đi chăm bố mắc bệnh ở viện, thỉnh thoảng mới về.

 

Cơm trắng với rau nhưng hạnh phúc vì có mẹ ăn cùng

 

Trưa một ngày giữa tháng 7, chúng tôi tìm về bìa rừng Cây Trám (thuộc khu 16, xã Đồng Lương, Cẩm Khê, Phú Thọ), nơi có 3 em nhỏ đang sống lay lắt qua ngày vì mẹ các em đang phải đi chăm bố mắc bệnh ung thư giai đoạn cuối ở viện.

 

Vượt qua đoạn đường sỏi đá gập ghềnh, cuối cùng chúng tôi đã đến được nơi các cháu đang sống. Đập vào mắt là ngôi nhà xiêu vẹo, với chằng chịt những tấm bạt chắp vá để che mưa, che nắng.

 

be trai khong mat song lay lat cung em nho o bia rung, dem tung ngay mong me tro ve - 1

Khi đợi mẹ về, các em chăm chỉ làm những công việc lặt vặt trong gia đình.

 

Phía trong nhà, ba cháu nhỏ bao gồm Vũ Huy Thức (12 tuổi), Vũ Huy Thiệp (10 tuổi), Vũ Đức Thư (8 tuổi) đang chăm chỉ làm những công việc lặt vặt trong nhà. Mâm cơm đã nấu xong, nhưng chưa ăn bởi các cháu đang đợi mẹ về.

 

Ngoài trời, những đám mây đen bắt đầu kéo đến, nghe tiếng sấm đì đùng khiến lũ trẻ đứng ngồi không yên. “Chú ơi, mấy giờ rồi ạ? Giờ này mẹ cháu chưa về tý mưa khéo lại ướt hết”, Vũ Huy Thiệp vừa mò mẫm vẽ từng hạt ngô vừa hỏi.

 

Chị Ngát vừa về nhà, những đứa trẻ tíu tít cuốn lấy mẹ.

 

Thiệp vừa dứt lời, chị Trần Thị Ngát (SN 1985) - mẹ các cháu cất tiếng gọi con từ ngoài đầu cổng. Lũ trẻ tíu tít ra ôm chầm lấy mẹ.

 

Mâm cơm trưa dọn ra chỉ vỏn vẹn nồi cơm trắng to, một đĩa rau bí xào không dầu mỡ và bên cạnh những đứa trẻ là cốc nước uống cho trôi cơm.

 

Bữa cơm của 4 mẹ con với chỉ nồi cơm trắng to và đĩa rau bí xào không mỡ.

 

Thiệp không nhìn thấy nên phải ăn vào bát to và được mẹ quan tâm nhất.

 

Dù chỉ cơm trắng với rau, nhưng Thiệp ăn ngon lành.

Có thể đây là bữa cơm dành cho 4 người ăn đạm bạc nhất mà chúng tôi từng chứng kiến, nhưng nó lại diễn ra hàng ngày ở gia đình nhỏ với những đứa trẻ đang tuổi lớn sống ở bìa rừng này.

“Tôi nhớ lần gần nhất tôi về đã hơn nửa tháng (15 ngày), hôm đó có mua được ít thịt mỡ sốt đậu cà chua. Hôm nay tôi cũng định mua cái gì đó để cải thiện cho các con, nhưng trong túi chỉ còn 50 nghìn đồng để chiều xuôi Việt Trì...”, chị Ngát nghẹn ngào nhìn vào mâm cơm và nói với chúng tôi.

Cuộc sống với cơm trắng, rau rừng, cỏ dại diễn ra thường xuyên với 3 đứa trẻ.

 

Như vậy, đã 15 ngày, 3 đứa trẻ sống nhờ rau rừng, cỏ dại và chưa được ăn một miếng thịt, dù chỉ là thịt mỡ. Nhưng không một đứa trẻ nào phàn nàn về bữa ăn của mình, chúng vẫn ăn ngon lành 2-3 bát cơm/1 bữa. Với chúng có mẹ về ăn cơm cùng đã là hạnh phúc lắm rồi.

 

Đếm từng ngày chờ mẹ trở về

 

Bữa cơm chưa kết thúc, trời bắt đầu đổ cơn mưa rào. Mấy mẹ con chị Ngát vội vàng buông bát đũa, chạy toán loạn, người lấy chậu, người lấy xoong, chảo để hứng nước dột vào trong nhà.

 

Ngôi nhà rách nát, được vá chằng chịt với những tấm bạt nhưng cũng không thể ngăn được khi mưa lớn.

 

Cơn mưa dần ngớt, chị Ngát mới có chút thời gian rảnh rỗi để ngồi trò chuyện với chúng tôi. Theo lời kể của chị Ngát, từ khi lấy nhau 2 vợ chồng chị đã chuyển vào bìa rừng Cây Trám sống, tính đến nay được 13 năm.

 

2 năm đầu tiên làm ăn tương đối ổn định, nhưng từ năm 2008 đến nay, tai họa liên tiếp bắt đầu ập đến với gia đình. Đầu tiên là cháu Vũ Huy Thiệp chào đời nhưng không có hố mắt, dù đã đi khám nhưng không có tiền điều trị, nên đành chấp nhận sống trong bóng tối.

 

Thiệp không nhìn thấy, nhưng mỗi khi nghe thấy tiếng sấm là em lại sợ hãi.

 

Cũng trong năm 2008 chồng chị Ngát là anh Vũ Huy Tâm (SN 1976) bị tại nạn lao động, từ đó đến nay bệnh tật cứ dai dẳng bám riết cơ thể anh. “Hiện tại chồng tôi bị ung thư gan giai đoạn cuối, bác sĩ bảo còn nước còn tát, cũng yếu lắm rồi nên tôi luôn phải ở bên chồng mà chẳng thể về với các con”, chị Ngát chia sẻ.

 

Ngồi bên cạnh mẹ, 3 đứa trẻ liên tục kể những chuyện xảy ra khi mẹ không có nhà. “Ngày hôm qua thấy chó cắn nhiều quá, con không thể nào ngủ được. 3 anh em dậy mà chẳng dám ra ngoài, chỉ biết lấy điện thoại gọi mẹ lúc nửa đêm”, cháu Vũ Huy Thiệp kể.

 

Chị Ngát ngồi cạnh các con, tâm sự dặn dò trước khi chuẩn bị đi xuống viện chăm chồng.

 

Cũng chính vì cuộc điện thoại đó, mà chị Ngát lặn lội về thăm các con, sau đó chiều chị lại  tất bật bắt xe xuống viện chăm chồng.

 

“Lần nào đi các con cũng hỏi bao giờ mẹ lại về? Tôi nói khoảng 10 ngày, ở nhà các con  cứ đếm từng ngày để chờ mẹ về”, chị Ngát buồn rầu.

 

Khi ở viện chăm chồng, điều chị Ngát lo sợ nhất là các con trèo cây hoặc không may bị sa chân xuống 2 ao nước trước nhà. Đặc biệt là những buổi đêm, khi không có người lớn ở nhà, nếu có kẻ gian vào thì sẽ không biết chuyện gì xảy ra.

 

“Để các cháu 1 mình tôi khổ tâm lắm, nhưng trong hoàn cảnh này thì biết phải làm sao. Thực ra, tôi cũng có nhờ anh em họ hàng, hàng xóm đến bảo ban các cháu nhưng ở khu bìa rừng này, họ sợ chẳng ai dám vào. Thôi đành chấp nhận và đánh cược với số phận vậy”, chị Ngát vừa nói, vừa lấy tay gạt đi những giọt nước mắt.

 

(Khám phá)






Tin xem nhiều

Tin mới cập nhật