đèn gỗ

đèn gỗ trang trí

Dàn dựng clip, mạo nhận là bác sĩ để trục lợi từ người bệnh

Đăng ngày 14/03/2022

Tổ chức dàn dựng hình ảnh, mạo nhận làm bác sĩ, có thể chữa dứt điểm nhiều loại bệnh. Sau đó quảng cáo trên mạng xã hội để bán các loại thực phẩm chức năng khiến nhiều người bệnh trên khắp cả nước sập bẫy.

Tổ chức dàn dựng hình ảnh, mạo nhận làm bác sĩ, có thể chữa dứt điểm nhiều loại bệnh. Sau đó quảng cáo trên mạng xã hội để bán các loại thực phẩm chức năng khiến nhiều người bệnh trên khắp cả nước sập bẫy.

 

Mạo danh bác sĩ để quảng cáo và bán thực phẩm chức năng 


Mặc dù chiêu trò mạo nhận bác sĩ để bán thực phẩm chức năng đã được nhiều cơ quan chức năng cảnh báo. Tuy nhiên nhiều đối tượng gian thương vẫn ngang nhiên, hoạt động ngày càng tinh vi để trục lợi trên nỗi đau của người bệnh.

 

Trên mạng xã hội YouTube, hàng loạt clip quảng cáo được đăng tải, giới thiệu một người tự xưng là bác sĩ quân y Đặng Công An. Trong clip, người này khẳng định có bài thuốc bằng thảo dược, gia truyền nhiều đời chữa bệnh trào ngược, viêm loét dạ dày, khỏi ngay trong vòng 7 -10 ngày. Đã có hàng nghìn người bệnh sử dụng và khỏi bệnh. Bài thuốc này được khẳng định có hiệu quả lên đến 99%.

 

Cảnh người dân xếp hàng ngồi chờ "bác sĩ" Đặng Công an khám bệnh.
Cảnh người dân xếp hàng ngồi chờ "bác sĩ" Đặng Công An khám bệnh.

 

Thậm chí clip này còn được "đầu tư" rất tinh vi, quay dựng như một phóng sự truyền hình. Trong clip thể hiện có rất đông người tìm đến bác sĩ Đặng Công An, ngồi chờ để được bác sĩ An thăm khám, bốc thuốc.

 

Tuy nhiên, không giống với cảnh tấp nập như trong clip quảng cáo. Địa chỉ nơi được quay clip quảng cáo tại xã Văn Khúc, huyện Cẩm Khê, Phú Thọ lại không hề có ai ngồi chờ được khám chữa bệnh.

 

Theo ông Đặng Công An, những thông tin về bài thuốc chữa dạ dày đã được viết sẵn. Ông chỉ là "diễn viên" được trả vài triệu đồng, sau đó mặc quân phục rồi đọc theo.

 

Hình ảnh "bác sĩ" Đặng Công An trên clip được quảng cáo trên mạng xã hội.

Hình ảnh "bác sĩ" Đặng Công An trên clip được quảng cáo trên mạng xã hội.

 

Cũng theo lời ông Đặng Công An, trước đó, ông được một số người về địa phương thuê làm quảng cáo sản phẩm rồi trả tiền thù lao. Sau đó cũng không thấy liên lạc lại.  Từ đó tới nay, nhiều người đã tìm đến địa chỉ nhà ông An để mua thuốc, khám bệnh. Tuy nhiên, ông An đã cho biết không thực hiện khám chữa bệnh.

 

Đáng chú ý, hình ảnh của ông Đặng Công An, đã được quảng cáo cho rất nhiều loại thuốc chữa bệnh. Không chỉ là bệnh về dạ dày mà còn có cả bệnh tiểu đường, bệnh khớp, mất ngủ…


Mạo danh bệnh viện 108, nhiều khách hàng làm đẹp bị lừa tiền mất tật mang


Qua sự việc trên, có thể thấy đủ mọi chiêu bài đã được các đối tượng dàn dựng, quảng cáo sai sự thật, nhằm mục đích duy nhất là bán được thật nhiều thực phẩm chức năng. 

 

Mặc dù, ngay trên bao bì các sản phẩm được quảng cáo đã ghi rõ chỉ là một loại thực phẩm bảo vệ sức khỏe, không phải là thuốc cũng như một loại thần dược nào có thể chữa khỏi bệnh trong 7-10 ngày.

 

Với giá gần 600 nghìn đồng/hộp, khi gọi điện đến số điện thoại được đăng kèm theo các clip, người bệnh thường được bác sĩ online tư vấn mua từ 5-10 hộp để có thể điều trị dứt điểm.

 

Đánh trúng tâm lý "có bệnh vái tứ phương", mặc dù giá cho một liệu trình không hề rẻ nhưng đã có rất nhiều người đặt mua thuốc qua mạng.

 

Theo tìm hiểu, chiêu trò quảng cáo nêu trên chủ yếu hướng tới đối tượng là người mua hàng trên mạng. Tại địa phương chưa từng có ai tìm đến ông Đặng Công An để mua thuốc hay chữa bệnh.

 

Theo ông Hoàng Văn Tuyên, Chủ tịch UBND xã Văn Khúc, huyện Cẩm Khê, Phú Thọ cho biết, người dân trên địa bàn xã không khám chữa bệnh và bốc thuốc tại nhà ông Đặng Công An vì thực tế ông An cũng không tổ chức khám chữa bệnh, bán thuốc.

 

Người dân cần nâng cao cảnh giác trước những hình ảnh được dàn dựng rồi quảng cáo trên mạng xã hội.

 

Cùng đó, về phía Hội Cựu chiến binh tỉnh Phú Thọ cũng như cơ quan công an cũng đã vào cuộc và xác nhận ông Đặng Công An không có hoạt động khám chữa bệnh. Những hình ảnh trên mạng là do các cá nhân, đơn vị nào đó dàn dựng rồi quảng cáo trên mạng để bán thuốc.

 

Liên quan đến vụ việc này, Công an huyện Cẩm Khê, Phú Thọ đã triệu tập ông Đặng Công An yêu cầu viết cam kết không hoạt động khám chữa bệnh. Đồng thời, cơ quan công an đang tiếp tục xác minh các tổ chức, cá nhân tung lên mạng những clip dàn dựng sai sự thật để xử lý theo quy định của pháp luật.

 

(suckhoedoisong)






Tin xem nhiều

Tin mới cập nhật