đèn gỗ

đèn gỗ trang trí

Cùng một khu chung cư, quán bán mang về, quán vẫn ngồi tại chỗ

Đăng ngày 24/12/2021

Chỉ cách nhau vài chục mét, hàng quán ở khu Times City phải bán mang đi, trong khi Park Hills lại tấp nập khách ăn uống tại chỗ.

Chỉ cách nhau vài chục mét, hàng quán ở khu Times City phải bán mang đi, trong khi Park Hills lại tấp nập khách ăn uống tại chỗ.


Tới ngày 23/12, mọi cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống tại khu Times City (quận Hai Bà Trưng) tạm dừng phục vụ tại chỗ. Nhiều nơi vẫn mở bán mang về dù lượng khách giảm rõ rệt, có chỗ chọn cách đóng cửa một thời gian.

 

Song cách đó vài chục mét, khu Park Hills vẫn hoạt động bình thường vì thuộc địa phận quận Hoàng Mai. Cả hai khu này cùng thuộc khu đô thị Times City.

 

Cảnh tượng một bên vắng vẻ, một bên tấp nập tại cùng một khu vực ảnh hưởng ít nhiều tới sinh hoạt của người dân và việc buôn bán của các chủ cửa hàng.

 

canh buon ban doi lap o times city anh 1

 

canh buon ban doi lap o times city anh 2
Nhiều hàng ăn, quán cà phê thuộc khu vực Times City chuyển sang bán mang về, hoặc dừng hoạt động một thời gian theo quy định của UBND quận Hai Bà Trưng.

 

Được bán tại chỗ


Khoảng 12h, quán cơm gà ở tòa Park 2 của chị Hồng Vân (46 tuổi) tấp nập khách ra vào. Chủ quán cho biết sau khi quy định chỉ bán mang về được áp dụng ở quận Hai Bà Trưng, thực khách từ khu Times City sang nhà hàng dùng bữa nhiều hơn một chút.

 

“Lượng khách chủ yếu là dân công sở làm việc tại các văn phòng trong khu đô thị. Trông quán đông đúc vậy thôi, nhưng doanh thu vẫn chưa thấm vào đâu so với thời điểm trước dịch. Tiền lời chỉ đủ để tôi duy trì quán”, chị chia sẻ.

 

Đến nay, chị Vân vẫn “giật mình” mỗi khi nhận thông báo mới về quy định kinh doanh. Chị khá lo lắng nếu quán đột ngột phải chuyển sang bán mang về.


canh buon ban doi lap o times city anh 3
Những ngày này, quán của chị Hồng Vân tấp nập hơi đôi chút do một số thực khách từ khu Times City qua dùng bữa vào giờ trưa.


Chủ quán cho biết kinh doanh nhà hàng có nhiều khoản cần đắn đo và cân nhắc nên không thể đóng - mở liên tục.

 

“Có quá nhiều thứ để tôi lo lắng, từ lương nhân viên, chi phí nguyên liệu đầu vào đến tiền thuê mặt bằng, trong khi doanh thu thì thấp. Tôi phải cắt giảm nhiều thứ, chẳng hạn chỉ bố trí 7 nhân viên/ca dù trước đây cần tối thiểu 10 người. Đồng thời, tôi phải đảm bảo nguồn cung thực phẩm chất lượng”, chị chia sẻ.

 

Chị Liên (46 tuổi), chủ một quán phở trong khu Park Hills, cũng “đau đầu” nếu cửa hàng phải chuyển sang bán mang về hoàn toàn. Khi hay tin khu vực của mình vẫn được phép phục vụ tại chỗ, chị thở phào nhẹ nhõm.

 

Chia sẻ với Zing, chị Liên cho biết khác với những đơn ship ngoài phố, bán mang về trong khu chung cư “mất gấp đôi công sức” bởi phải di chuyển giữa các tòa, mất thời gian chờ khách xuống lấy hoặc lên tận căn hộ.


canh buon ban doi lap o times city anh 4
Chị Liên thở phào nhẹ nhõm khi nghe tin quán ăn của mình được đón khách tại chỗ.


Trong khi đó, số lượng nhân viên quán có hạn. Nếu thuê thêm người, chị Liên sợ không lo đủ chi phí. Do đó, chị và các nhân viên đành cố gắng để đáp ứng nhu cầu khách hàng.

 

“Buôn bán thời điểm này chỉ đủ tiền duy trì mặt bằng và trả lương nhân viên, chứ tôi không có lãi. Mở cửa trở lại chưa được bao lâu, khách hàng có xu hướng ngại đến quán do Hà Nội ghi nhận hàng nghìn ca F0 mỗi ngày”, chị nói.

 

Thế nhưng, chị Liên chưa từng nghĩ đến chuyện nghỉ bán hàng. Đến nay, chị đã theo nghề bán phở được 12-13 năm. Chị từng mở quán trên phố Nguyễn An Ninh (quận Hai Bà Trưng) trước khi chuyển về Park Hills vào năm 2016.

 

“Ban đầu, khi dịch bệnh mới bùng phát, tôi cũng lo lắng, khủng hoảng nhưng dần thành quen. Nhờ bán hàng lâu năm, tôi có lượng khách quen khá ổn định, cả trong lẫn ngoài khu đô thị. Nhiều người tôi còn nhớ được khẩu vị của họ. Nếu nghỉ bán, tôi sẽ nhớ khách hàng lắm”, chủ quán chia sẻ.

 

Bên kia nhộn nhịp, bên này vắng vẻ


Không bất ngờ khi nhận thông báo chuyển sang bán mang đi song Việt Anh (34 tuổi), quản lý một quán cà phê ở tòa T5, khó nén cảm giác tiếc nuối.

 

Anh cho biết chỉ sau 4 ngày dừng đón khách tại chỗ, lượng khách hàng đã giảm tới 60% so với thời điểm được hoạt động trở lại sau giãn cách xã hội.

 

“Trước đó, các cơ sở của quán ở quận Đống Đa phải chuyển sang bán mang đi vì dịch bệnh phức tạp nên tôi đã chuẩn bị sẵn tinh thần. Tuy vậy, tôi và các nhân viên đều căng thẳng sau nhiều lần thay đổi hình thức hoạt động”, Việt Anh nói.

 

canh buon ban doi lap o times city anh 5

 

canh buon ban doi lap o times city anh 6
Sau 4 ngày bán tại chỗ, lượng khách đến quán cà phê nơi Việt Anh làm quản lý giảm khoảng 60% so với vài tuần trước.


Tháng 7 vừa qua, anh được sắp xếp làm quản lý tại cơ sở ở Times City. Nhưng chỉ sau 2 tuần làm việc, Việt Anh lại phải tạm nghỉ để thực hiện giãn cách xã hội.

 

Mở cửa buôn bán lại chưa bao lâu, doanh thu đang từng bước phục hồi, nơi anh làm việc một lần nữa rơi vào cảnh khó khăn.

 

“Quán tôi nằm ở khu Times City nên đành chấp nhận xếp dọn bàn ghế, chỉ bán mang đi. Điều này khiến việc buôn bán bị ảnh hưởng nhiều vì khách hàng thích ngồi tại chỗ vừa thưởng thức đồ uống, vừa trò chuyện”, Việt Anh thở dài.

 

Vừa nhận 2 ly cà phê từ tay Việt Anh, Thùy Nga (38 tuổi) và Phương Thảo (24 tuổi), nhân viên văn phòng, nhanh chóng tìm một chỗ ngồi trống ngay bên ngoài quán.

 

Theo thói quen, họ thường xuống mua đồ uống và nhâm nhi tại chỗ vào giờ nghỉ trưa vì làm việc ở tòa nhà đối diện.


canh buon ban doi lap o times city anh 7
Thùy Nga (bên phải) và Phương Thảo tranh thủ ngồi nhâm nhi ly cà phê ở ngoài quán trước khi quay lại văn phòng.


Chia sẻ với Zing, cả hai đều tỏ ra tiếc nuối khi không được ngồi thảnh thơi trong quán như tuần trước.

 

“Mua cà phê mang về khá bất tiện vì phải mất 10-15 phút đi bộ tới quán, chờ lấy đồ rồi lại trở về văn phòng. Tôi có thể gọi ship, nhưng chủ yếu muốn rời công sở để thay đổi không khí”, Thùy Nga chia sẻ.

 

Khi hàng quán ở khu Times City không được phục vụ tại chỗ, họ phải gọi ship tận nơi thường xuyên hơn để tiết kiệm thời gian nghỉ trưa.

 

Vài ngày trước, Thùy Nga và các đồng nghiệp thậm chí phải chạy xe lên quận Hoàn Kiếm để dùng bữa.

 

“Thay vì đi bộ một quãng đường xa, hay phải cập rập chuyện lấy - gửi xe để qua khu Park Hill ăn uống, tôi nghĩ gọi ship hay lên phố sẽ tiện hơn”.

 

canh buon ban doi lap o times city anh 8
Ngay khi nhận thông báo, Như Quỳnh và các đồng nghiệp nhanh chóng thu dọn bàn ghế, chuyển qua hình thức bán mang đi dù thấy tiếc nuối.


Khoảng 14h30, Như Quỳnh (25 tuổi), quản lý của quán cà phê cách nơi Việt Anh làm việc vài bước chân, đang đón tiếp những vị khách cuối cùng trong ngày.

 

Dưới ảnh hưởng của dịch bệnh, nơi Quỳnh làm việc phải rút ngắn thời gian hoạt động, giảm nhân viên mỗi ca làm để duy trì. Chưa kịp phục hồi sau 2 tháng giãn cách xã hội, cơ sở này lại một lần nữa lao đao khi phải chuyển sang bán mang đi.

 

“Giờ, chúng tôi chỉ làm việc tới 15h. Chỉ vài ngày không đón khách tại chỗ, doanh thu giảm từ 8-10 triệu đồng xuống còn hơn 1 triệu đồng mỗi ngày”, Quỳnh kể.

 

Nữ quản lý cho biết hầu hết khách hàng của quán là nhân viên văn phòng và cư dân khu Times City. Họ thường ghé mua cà phê và ngồi thưởng thức vào buổi sáng và giờ trưa, chỉ số ít mua mang về.

 

“Tôi nghĩ ai cũng thích nhâm nhi cà phê cùng bạn bè ở quán, không muốn mất công đi bộ xuống mua take away. Do đó, có vài người cũng chuyển sang khu Park Hills để được ăn uống tại chỗ. Nhìn bên này vắng vẻ, bên kia nhộn nhịp, tôi thấy khá buồn nhưng chẳng biết làm sao”, cô nói.

 

(Zing)






Tin xem nhiều

Tin mới cập nhật