đèn gỗ

đèn gỗ trang trí

Những chuyến xe mùa dịch của 'gã tài xế xăm trổ'

Đăng ngày 05/08/2021

"Nếu thiếu xe gọi tôi nhé!". Ngay sau dòng bình luận, điện thoại của Tuấn Anh rung liên tục bởi những tin nhắn xin giúp đỡ của bệnh nhân nghèo ở Viện Huyết học.

"Nếu thiếu xe gọi tôi nhé!". Ngay sau dòng bình luận, điện thoại của Tuấn Anh rung liên tục bởi những tin nhắn xin giúp đỡ của bệnh nhân nghèo ở Viện Huyết học.

 

Đó là buổi chiều cuối tháng 7, khi Hà Nội chuẩn bị giãn cách theo Chỉ thị 16, Lê Tuấn Anh, 43 tuổi, được bạn bè gắn thẻ vào một bài viết "cầu cứu" trên hội nhóm Hà Nội - Giúp nhau mùa dịch. Đội xe chuyên hỗ trợ miễn phí bệnh nhân ung thư, lọc máu từ Viện Huyết học - Truyền máu trung ương về quê đang bị quá tải, thiếu tài xế.

 

Tuấn Anh được người điều phối phân công chở bệnh nhi An Di, 2 tuổi, đến chốt kiểm dịch cầu Phù Đổng (Gia Lâm) để đón xe về Cao Bằng. Người đàn ông 43 tuổi lái xe thẳng đến Viện Huyết học, nơi mẹ con bé An Di đang đứng đợi ở sảnh. Tuấn Anh hạ kính xe, một tay chống lên cửa hỏi: "Chị có nhiều đồ không, tôi đỡ giúp cho?".

 

Chị Quỳnh, mẹ bé An Di kể: "Lúc đó, anh ấy đeo khẩu trang nhưng nhìn thấy cánh tay kín mít hình xăm và vẻ ngoài bặm trợn tôi hơi hoảng. Nhưng nghĩ, tài xế của nhóm từ thiện thì không phải là người xấu nên tôi hơi yên tâm và vẫn lên xe".

 

Suốt quãng đường hơn 25 km đến chốt Phù Đổng, người mẹ ngồi nhìn chăm chăm ra ngoài cửa sổ, tay ôm chặt cô con gái nhỏ. "Gã tài xế xăm trổ" hiểu người phụ nữ đang lo lắng vì ngoại hình của mình nên chủ động bắt chuyện nhưng những cuộc hội thoại chỉ được vài câu rồi rơi vào những phút dài lặng thinh. Đến nơi, vừa kịp đưa hai mẹ con lên xe khách, anh xách hành lý của mẹ con bé An Di vào cốp xe rồi quay về, không để chị Quỳnh kịp nói lời cám ơn.

 

Trên đường về, điện thoại của Tuấn Anh liên tục rung. Dù không đọc tin nhưng anh biết đang có rất nhiều người "xin xe". Trái ngược với sự vắng lặng trên các con đường vào thủ đô, những tài xế 0 đồng phải hoạt động liên tục, Tuấn Anh hiểu rằng dịch bệnh ở Hà Nội ngày càng phức tạp. Trong hoàn cảnh đó, những bệnh nhân nghèo không thể mắc kẹt lại Hà Nội. "Ở trong hoàn cảnh chạy từng bữa ăn, lo viện phí, thuốc thang điều trị, thật khó để tưởng tượng họ sẽ xoay sở thế nào nếu không kịp về quê", anh chia sẻ.

 

Ngày đầu tiên chạy xe 0 đồng, Tuấn Anh kết thúc công việc vào lúc 9h00 tối. Về đến nhà, anh chỉ kịp tắm qua và "đổ" xuống giường chìm vào giấc ngủ.

 

Tuấn Anh (cầm balo đỏ) và mẹ con bé An Di trong chuyến xe 0 đồng đầu tiên của anh. Ảnh: Nhân vật cung cấp.

Tuấn Anh (cầm balo đỏ) và mẹ con bé An Di trong chuyến xe 0 đồng đầu tiên của anh. Ảnh: Nhân vật cung cấp.

 

Lê Tuấn Anh vốn là chủ của một doanh nghiệp xây dựng ở đường Đại Cồ Việt (quận Hai Bà Trưng). Dù mới tham gia chạy xe 0 đồng nhưng anh lại là "gương mặt thân quen" của nhiều chương trình thiện nguyện. Năm ngoái, anh và nhóm bạn từng cùng nhau góp tiền, vào xã Trường Sơn, huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình khoan giếng để bà con có nước sạch sử dụng sau lũ. Hồi tháng 5, khi bùng phát dịch Covid-19 ở Bắc Giang, anh và chiếc xe bán tải của mình đã chạy khá nhiều chuyến tiếp tế lương thực cho tuyến đầu chống dịch.

 

"Tôi khá bất ngờ khi nhận được sự giúp đỡ nhiệt tình của Tuấn Anh. Lần đầu tiếp xúc, quen biết qua công việc 'vác tù và hàng tổng' này nhưng sự nhiệt tình của anh ấy khiến tôi vô cùng xúc động", anh Hưng Trần, người điều phối các chuyến xe 0 đồng chở bệnh nhân từ Viện Huyết học về quê, chia sẻ.

 

Giải thích về sự nhiệt tình của mình, Tuấn Anh bảo: "Nghề của tôi mùa này cũng không làm ăn được gì nhiều. Bản thân tôi tự thấy kinh tế như vậy là đủ nên muốn giúp đỡ những người kém may mắn hơn mình".

 

Tuấn Anh trong một chuyến đi tiếp tế lương thực cho tâm dịch Bắc Giang hồi tháng 5. Ảnh: Nhân vật cung cấp.
Tuấn Anh trong một chuyến đi tiếp tế lương thực cho tâm dịch Bắc Giang hồi tháng 5. Ảnh: Nhân vật cung cấp.

 

Những ngày Hà Nội giãn cách, Tuấn Anh ít ở nhà. Một ngày của anh thường bắt đầu từ rất sớm với một bữa sáng thật no, bỏ bữa trưa và ăn tối muộn. Suốt cả ngày, anh đi tìm mua gạo, rau củ... sau đó đến nhà bạn bè, người quen để lấy thêm thực phẩm do mọi người quyên góp rồi chuyển đến các điểm cách ly, phong tỏa.

 

Có kinh nghiệm làm từ thiện, anh thường kết nối với Hội Chữ thập đỏ các quận để có thông tin, danh sách các hộ khó khăn cần được hỗ trợ ngay.

 

Hôm 2/8, Tuấn Anh nhận được tin báo của Hội Chữ thập đỏ quận Hoàn Kiếm, có một nhóm 200 công nhân là người dân tộc thiểu số đang mắc kẹt ở phương Chương Dương do bị phong tỏa, nhóm từ thiện của anh lập tức kêu gọi được số gạo và 10 kg pate, đủ để họ duy trì cuộc sống trong nửa tháng.

 

"Tuấn Anh thường có kế hoạch sớm để hỗ trợ Hội trong công tác giúp đỡ những hoàn cảnh khó khăn chịu ảnh hưởng bởi dịch bệnh" chị Nguyễn Hồng Hoa, chủ tịch Hội Chữ thập đỏ Hoàn Kiếm nói.

 

Tối 4/8, sau khi vừa đi phát bánh mì, mì tôm, sữa... cho lao động tự do, người vô gia cư dọc tuyến đường quanh bệnh viện Việt Đức trở về, Tuấn Anh được vợ thông báo, mẹ chồng đã chuẩn bị được một tạ lạc ở quê gửi ra cho anh hỗ trợ người dân trong những ngày dịch bệnh.






Tin xem nhiều

Tin mới cập nhật