đèn gỗ

đèn gỗ trang trí

"Hiệp sĩ đường phố" phá gần 1.000 vụ cướp và câu chuyện xúc động phía sau

Đăng ngày 13/06/2022

Suốt 27 năm gắn bó với công việc "ăn cơm nhà, vác tù và hàng tổng", anh Nguyễn Văn Minh Tiến - trưởng nhóm "Hiệp sĩ đường phố" Sài Gòn phá cả nghìn vụ cướp, vết thương đầy mình.

Suốt 27 năm gắn bó với công việc "ăn cơm nhà, vác tù và hàng tổng", anh Nguyễn Văn Minh Tiến - trưởng nhóm "Hiệp sĩ đường phố" Sài Gòn phá cả nghìn vụ cướp, vết thương đầy mình.


Từ bé đã ước mơ trở thành một chiến sĩ công an


Xuất thân là thợ sửa chữa đồ điện tại quận Tân Phú, TP.HCM, anh Nguyễn Văn Minh Tiến (SN 1974, quê Long An) đã tự nguyện tham gia truy quét, săn bắt tội phạm được 27 năm. Hiện anh là trưởng nhóm "Hiệp sĩ đường phố" có gần 20 thành viên, người dân gọi anh với cái tên thân mật là "Lục Vân Tiên".

 

Anh Tiến tâm sự, từ bé đã học võ và ấp ủ ước mơ trở thành một chiến sĩ công an. Năm 1992, anh đã thực hiện được mong muốn của mình, trúng tuyển nghĩa vụ công an biên phòng ở Cảng Sài Gòn. Thế nhưng, theo huấn luyện được 3 năm thì anh đổ bệnh nặng, đành gác lại tất cả.

 

Hiệp sĩ đường phố phá gần 1.000 vụ cướp, lập sẵn ảnh thờ và câu chuyện xúc động phía sau - Ảnh 1.Anh Nguyễn Văn Minh Tiến gắn bó với công việc "Hiệp sĩ đường phố" suốt gần 30 năm

 

"Bác sĩ bảo tôi bị bệnh thận phù, phổi có nước. Đợt đó bác sĩ cho trả về nhà nằm... May mắn, mẹ tôi chạy chữa khắp nơi thì hết bệnh. Trải qua những lần thập tử nhất sinh, tôi làm đủ nghề để sống, từ xe ôm, sửa chữa đồ điện, thợ hồ... Gặp lại những người bạn, chứng kiến tội phạm cướp giật hoành hành, máu nghề trong người lại nổi lên, tôi đã nghĩ về việc lập một CLB phòng chống tội phạm. Đó là Hiệp sĩ đường phố bây giờ".

 

Ban đầu, nhóm chỉ có vài thành viên rồi tăng dần lên, kinh phí hoạt động cũng hoàn toàn do anh em lao động phổ thông cũng nhau hùn lại. Khi bắt được 5-10 vụ cướp thì tội phạm tìm về tận nhà trả thù. Sau đó, anh Tiến gọi phía công an và nhận được sự hỗ trợ nhiệt tình. Như có thêm động lực, anh càng hăng say với công việc ý nghĩa này hơn.

 

Còn sức còn làm, không muốn dừng!


Từ năm 1997 đến nay, anh đã phá gần 1.000 vụ cướp lớn nhỏ. Gia tài của anh Minh Tiến và nhóm là hàng trăm bằng khen từ địa phương tới trung ương. Năm 2005, anh là một trong các đại biểu của TP. HCM tham dự đại hội thi đua yêu nước tại Hà Nội. Anh cũng vinh dự được nhận huy chương Hồ Chí Minh do cố Thủ tướng Võ Văn Kiệt trao tặng...

 

Hiệp sĩ đường phố phá gần 1.000 vụ cướp, lập sẵn ảnh thờ và câu chuyện xúc động phía sau - Ảnh 2.
Căn nhà của anh Tiến treo đầy bằng khen.

 

Để có được những thành tích đáng ngưỡng mộ này anh đã phải hy sinh khá nhiều, đổ cả máu và nước mắt. Sau các cuộc đụng độ với những tên tội phạm, trên người anh Tiến giờ chằng chịt vết thương. Anh cho biết, không có tay, chân nào gãy dưới 3 lần. Xương vai thì gãy 2 lần. Nặng nhất là vết thương ở đầu.

 

"Cuối năm 2014, khi đang ăn cơm cùng đồng đội ở khu vực Bàu Cát (phường 14, quận Tân Bình) thì tôi nghe tiếng người phụ nữ hô thất thanh "cướp! cướp!". Khi chạy ra kiểm tra thì phát hiện hai tên cướp chạy xe Exciter ôm tài sản phóng bạt mạng.

 

Theo phản xạ, tôi phóng xe truy đuổi. Khi gần đến thì chúng dùng súng điện khiến tôi loạng choạng tay lái, xảy ra tai nạn. Hậu quả tôi bị gãy 2 xương gò má, nứt hộp sọ, gãy 4 chiếc răng. Suốt 10 ngày nằm bất tỉnh nhân sự tại bệnh viện chợ Rẫy, sau đó chuyển sang bệnh viện Răng Hàm Mặt, tôi mới tỉnh lại", anh Tiến kể lại.

 

 

 

Hình ảnh anh Tiến trong một số lần đi bắt cướp.

 

Không những vậy, đối diện với những tên cướp nghiện ngập bị nhiễm HIV, "hiệp sĩ" Tiến đã 4 lần bị phơi nhiễm phải vào bệnh viện điều trị. Thế nhưng chưa bao giờ anh cảm thấy sợ hãi. Anh chấp nhận và còn tính trước đến việc bản thân có thể hy sinh tính mạng cho công việc này. "Tôi đã chụp ảnh thờ từ cách đây 24 năm. Chụp tại Bộ Công an phía Nam. Chuyện sống chết đối với tôi là chuyện thường tình".

 

Gắn bó với công việc đặc biệt này đã 27 năm, anh Tiến chỉ cần nhìn ánh mắt, tâm lý khả nghi của đối tượng là sẽ bám theo. Với anh, để trở thành một "hiệp sĩ" săn bắt cướp yêu cầu phải có nghiệp vụ, kinh nghiệm, sự nhanh nhẹn, bình tĩnh, sức khỏe tốt và một cái đầu lạnh. Chỉ khi đủ những yếu tố đó, "hiệp sĩ" mới có thể xử lý được các tình huống trã đũa bằng dao, súng của kẻ phạm pháp.

 

Công việc "bao đồng", nguy hiểm là thế nhưng chưa bao giờ anh chàng "Lục Vân Tiên" có suy nghĩ từ bỏ. Anh Tiến chia sẻ: "Đam mê bắt cướp đã ngấm vào máu. Nhiều lúc bạn bè khuyên lớn tuổi hơn 50 rồi nghỉ đi nhưng tôi nói ông trời cho còn sức thì còn làm, không dừng được".

 

Hiệp sĩ đường phố phá gần 1.000 vụ cướp, lập sẵn ảnh thờ và câu chuyện xúc động phía sau - Ảnh 4.
Bức ảnh chân dung được chụp sẵn của anh Tiến cách đây 24 năm

 

Mang lại cuộc sống bình yên cho người dân nhưng hạnh phúc riêng lại không trọn vẹn


Một lần khi đi bắt cướp, anh Tiến tình cờ gặp được người bạn đời của cuộc đời mình. Anh chị có với nhau một người con trai nay đã 25 tuổi. Ban đầu, vợ chồng anh Tiến thuê trọ ở quận Tân Phú. Sau này, nhà nước hỗ trợ cho anh chị mua trả góp căn chung cư ở Phường Tân Hưng Thuận, quận 12.

 

Anh Tiến hạnh phúc khi có người vợ đồng hành, dù chung sống suốt hơn 20 năm nhưng vợ chồng anh chưa có điều kiện làm đám cưới, chỉ ra phường làm hôn thú. Tuy nhiên, cách đây 3 năm họ quyết định dừng lại cuộc hôn nhân.

 

"Ngày xưa khi mới cưới thì vợ gặp giang hồ hăm dọa đủ thứ. Có lần tôi phải đưa vợ con sang bên ngoại lánh nạn. Sau cô ấy sống với tôi nhưng thấy tôi ngày càng lớn tuổi mà không có làm ăn, suốt ngày lo đi bắt cướp không. Gia đình, bạn bè cũng tác động nhiều nên cả hai chấm dứt".

 

Hiệp sĩ đường phố phá gần 1.000 vụ cướp, lập sẵn ảnh thờ và câu chuyện xúc động phía sau - Ảnh 5.
Anh Tiến (mặc áo kẻ xanh) trên chương trình Gõ cửa thăm nhà

 

Người đàn ông đã bước vào độ tuổi ngũ tuần, tính nhẩm đã 25 năm ăn "cơm hàng cháo chợ". Khi có người phụ nữ bên cạnh chăm sóc anh Tiến còn có những bữa cơm gia đình trọn vẹn. Nhưng kể từ khi đường ai nấy đi, anh sống lủi thủi một mình, trên đường đi tuần, gặp đâu ăn đó cho tiện.

 

Làm "hiệp sĩ đường phố", bất chấp nguy hiểm của bản thân, anh Tiến cũng nhận nhiều ý kiến trái chiều. Ban đầu trằn trọc suy nghĩ nhưng về sau anh quan niệm: Người giàu họ có tiền để làm từ thiện. Mình không có tiền thì mình bỏ công ra giúp ích cho xã hội.

 

Đi đến đâu anh đều khuyên nhủ anh em, bạn bè và những người xung quanh làm công việc chân chính, không vi phạm pháp luật.

 

Hiệp sĩ đường phố phá gần 1.000 vụ cướp, lập sẵn ảnh thờ và câu chuyện xúc động phía sau - Ảnh 6.

Anh Tiến thường trên đường đi tuần, bắt cướp

 

Nguồn tham khảo: Gõ Cửa Thăm Nhà, Ảnh: Tổng hợp






Tin xem nhiều

Tin mới cập nhật