đèn gỗ

đèn gỗ trang trí

Sự thật về bài học phòng tránh bắt cóc trong SGK đang gây tranh cãi: Người lạ bảo "Để chú đưa cháu về", trẻ đáp "Cháu mồ côi"

Đăng ngày 27/10/2020

Cư dân mạng sau khi xem xong trang sách, chưa rõ thực hư nhưng đã tỏ ra khá bức xúc.

Cư dân mạng sau khi xem xong trang sách, chưa rõ thực hư nhưng đã tỏ ra khá bức xúc.


Những ngày gần đây, bộ sách giáo khoa lớp 1, cụ thể là sách Tiếng Việt vướng phải nhiều tranh cãi về nội dung. Nhiều phụ huynh cho rằng một số bài đọc khá nhảm, vô nghĩa, câu từ gây khó hiểu cho trẻ nhỏ.

 

Song song đó, nhiều cuốn sách khác cũng bị lôi ra "mổ xẻ" nội dung. Câu chuyện về bài toán "Bốn cái làn" trong sách tập đếm dành cho trẻ em mang tên "Vở bé làm quen với chữ số (dành cho bé từ 5 - 6 tuổi)" là một ví dụ điển hình. Hay trước đó, vụ việc vở bài tập Toán lớp 1 cho trẻ đếm các hình giống như con cơ, rô, chuồn, bích trong bộ bài Tây 52 lá cũng gây nhiều tranh cãi.

 

Sau Cánh Diều, thêm một bộ sách tiếng Việt lớp 1 bị nhận xét không tôn trọng bản quyền, kiến thức khó và nhiều bài học có chi tiết sai thực tế


Mới đây, cộng đồng mạng tỏ ra hoang mang trước một trang sách được cho là chụp từ sách giáo khoa của học sinh cấp 1. Nội dung bài học dạy trẻ các kỹ năng phòng chống bắt cóc, tuy nhiên lời thoại của nhân vật lại cực kỳ sai!

 

Cụ thể khi người đàn ông có ý đồ tiếp cận đứa trẻ và nói: "Bố mẹ cháu nhờ chú chở về", đứa trẻ đã trả lời "Cháu mồ côi". Cư dân mạng sau khi xem xong trang sách tỏ ra khá bức xúc, không hiểu người soạn sách tại sao lại dạy trẻ nhỏ nói 1 câu phản cảm như vậy? Bên cạnh đó, câu nói này cũng chẳng giúp ích gì trong trường hợp trẻ gặp người xấu thực sự. Có khi còn khiến trẻ gặp nguy hiểm hơn bởi kẻ xấu cho rằng trẻ không có người thân bảo vệ.

 

Sự thật về bài học phòng tránh bắt cóc trong SGK đang gây tranh cãi: Người lạ bảo "Để chú đưa cháu về", trẻ đáp "Cháu mồ côi" - Ảnh 2.

"Trang sách" này chỉ là một bức ảnh chế.

 

Tuy nhiên sau hơn 2 ngày gây bão, cộng đồng mạng mới tá hỏa phát hiện: Trang sách này thực chất chỉ là một bức ảnh chế. Và chẳng có cuốn sách nào dạy trẻ nói rằng "Cháu mồ côi" để tránh bị bắt cóc cả. Chính người đăng ảnh sau đó cũng thừa nhận đây chỉ là một bức ảnh chỉnh sửa. Nhiều người sau đó cũng tìm ra một loạt phiên bản chế của "trang sách" này.

 

Ngoài "trang sách" trên thì mới đây, nhiều người cũng hoang mang trước một bức ảnh được cho là chụp từ sách giáo khoa Giáo dục công dân lớp 7, bài học đầu tiên: "Sống giản dị". Bài học được ra 4 bức ảnh và yêu cầu học sinh chỉ ra: "Theo em, bức ảnh nào thể hiện lối sống giản dị?".

 

Đáng chú ý là tất cả những cô gái xuất hiện trong bài đọc đều ăn mặc khá sành điệu, chau chuốt về ngoại hình. Điều này khiến nhiều người hoang mang, không biết tiêu chuẩn đánh giá giản dị của người soạn sách là như nào? 

 

Sự thật về bài học phòng tránh bắt cóc trong SGK đang gây tranh cãi: Người lạ bảo "Để chú đưa cháu về", trẻ đáp "Cháu mồ côi" - Ảnh 3.
Bài học gây tranh cãi gay gắt.

 

Tuy nhiên sau khi trang sách này gây tranh cãi thì cộng đồng mạng cũng phát hiện ra sự thật. Cụ thể nội dung bài học "Sống giản dị" thuộc sách giáo khoa Giáo dục công dân 7 của Nhà xuất bản giáo dục Việt Nam xuất bản lần đầu tiên năm 2006 và 14 lần tái bản sau không hề có hình ảnh nào như này. Bộ sách giáo khoa mới của các nhà xuất bản được Bộ GD&ĐT đồng ý cho sử dụng trong các trường học cũng không hề có bất kỳ nội dung, hình ảnh nào tương tự.

 

Được biết trang sách này từng gây tranh cãi từ năm 2016. Thực chất, nó không phải sách giáo khoa mà chỉ là một trang từ sách tham khảo. 


Sau hai sự việc trên, cộng đồng mạng bắt đầu rút kinh nghiệm, không vội phán xét sách khi chưa biết rõ nguồn gốc. Thực chất từ đầu năm đến nay, có rất nhiều trang sách có nội dung gây tranh cãi, chưa được kiểm chứng rõ ràng nhưng đã bị nhiều người quy chụp ngay là từ sách giáo khoa. 

 

(Afamily)






Tin xem nhiều

Tin mới cập nhật