đèn gỗ

đèn gỗ trang trí

Đã có tâm làm từ thiện, phải làm thế nào để minh bạch?

Đăng ngày 23/09/2021

Đứng trước hoạn nạn thì ai cũng có thể trở thành bồ tát, nhưng khi đứng trước một số tiền khủng thì thực hư thế nào có lẽ chỉ người trong cuộc mới hiểu.

Đứng trước hoạn nạn thì ai cũng có thể trở thành bồ tát, nhưng khi đứng trước một số tiền khủng thì thực hư thế nào có lẽ chỉ người trong cuộc mới hiểu.


Những ồn ào về việc nghệ sĩ đi làm từ thiện thời gian qua đã đặt ra vấn đề về việc làm từ thiện minh bạch.

 

Minh bạch từ thiện có khó không?


Để trả lời câu hỏi này, trước hết, hãy tham khảo cách làm từ thiện của những tổ chức nước ngoài.

 

1. Minh bạch trong quản lý

 

Đã động đến tiền là phải minh bạch, đặc biệt khi những đồng tiền đó không phải của mình mà là của hàng trăm, hàng nghìn người gửi gắm với mục đích giúp đỡ đúng người, đúng lúc.

 

Các quỹ từ thiện phải có sự giám sát của Nhà nước, các cơ quan thuế, ban sáng lập có từ 3 người trở lên để nếu 1 trong 3 người có vấn đề gì đó mà không thể tiếp tục điều hành thì quỹ vẫn được vận hành và phát triển. Nếu quỹ từ thiện chỉ có 1 người thì khi sự cố bất ngờ xảy ra, ví dụ điển hình là cái chết, thì khoản tiền quyên góp sẽ rất khó để xử lý.

 

Làm từ thiện minh bạch có phải là yêu cầu quá đáng?

Các quỹ từ thiện phải có sự giám sát của Nhà nước, các cơ quan thuế...

 

2. Luôn sẵn sàng cứu trợ trong mọi hoàn cảnh 

 

Trong quỹ luôn luôn có tiền để ứng phó khẩn cấp chứ không phải chờ tai họa mới kêu gọi người quyên góp.

 

Quỹ được phép mang tiền quyên góp đi đầu tư sinh lời, khoản lời này được sử dụng trở lại cho mục đích từ thiện và không phải chịu thuế.

 

Đầu tư là hoạt động có lãi, có lỗ, tuy nhiên các quỹ từ thiện lớn và uy tín đều có chiến lược đầu tư đúng đắn. Họ không để trứng trong một rổ mà phân bổ đầu tư với nhiều hình thức khác nhau như mua cổ phiếu của các công ty lớn, mua trái phiếu chính phủ, gửi tiết kiệm ở ngân hàng.

 

Các mạnh thường quân cũng tìm những quỹ uy tín để chọn mặt gửi vàng, do đó những quỹ được quản lý tài chính càng tốt thì càng lớn mạnh. Ngược lại, những quỹ quản lý yếu kém sẽ ít được tin tưởng và khó duy trì lâu dài.

 

3. Không chỉ cứu trợ thảm họa, còn phải phòng ngừa thảm họa

 

Tiền trong các quỹ từ thiện sẽ được dùng cho hai mục đích chính là: cứu trợ khẩn cấp và nghiên cứu phi lợi nhuận. Bên cạnh việc chi nóng tiền cho những nơi xảy ra thiên tai, họ cũng nghiên cứu để lên phương án phòng ngừa bền vững. Nhiều quỹ từ thiện cũng bỏ tiền nghiên cứu vắc xin và thuốc chữa bệnh hiểm nghèo để cứu sống hàng triệu người, thay vì bán bản quyền thương mại cho các tập đoàn lớn.

 

4. Sử dụng hợp lý

 

Quỹ được phân bổ đúng đối tượng với số tiền vừa đủ cho từng trường hợp, tránh no dồn đói góp. Chẳng hạn, quyên góp quá nhiều cho một đối tượng và không còn tiền để giúp đỡ những trường hợp khác nữa.

 

5. Đóng góp lúc nào cũng được

 

Các mạnh thường quân có thể đóng góp cho các quỹ từ thiện bất cứ lúc nào, chứ không phải đợi có thiên tai, có hoàn cảnh khó khăn, có người đứng lên hô hào thì mới đóng góp.

 

Làm từ thiện minh bạch có phải là yêu cầu quá đáng?

Quỹ nên được phân bổ đúng đối tượng với số tiền vừa đủ cho từng trường hợp, tránh no dồn đói góp. 

 

Vấn đề của các nghệ sĩ đi làm từ thiện là gì?


Không phải tất cả nhưng đa số những nghệ sĩ từ thiện nổi lên rầm rộ vài năm trở lại đây đều có những đặc điểm chung là ngẫu hứng, tự phát và thiếu chuyên nghiệp. Do đó, một số nghệ sĩ để lại những lùm xùm ảnh hưởng hình ảnh và lòng tin của công chúng. Mỗi khi xảy ra thiên tai, lũ lụt sẽ có các nghệ sĩ đứng lên kêu gọi ủng hộ. Họ thường phát đợt nào xong đợt nấy.

 

MC Phan Anh từng huy động được gần 24 tỷ VNĐ vào năm 2016. Thủy Tiên vận động được số tiền lên đến 178 tỷ vào tháng 10/2020. Bên cạnh đó, loạt tên tuổi lớn như Hoài Linh, Đàm Vĩnh Hưng, Trấn Thành cũng từng đứng lên kêu gọi quyên góp và đều dính những lùm xùm khác nhau. Người thì chậm giải ngân, người thì bị tố thiếu minh bạch, ăn chặn tiền từ thiện.

 

Làm từ thiện minh bạch có phải là yêu cầu quá đáng?

Mỗi khi xảy ra thiên tai, lũ lụt sẽ có các nghệ sĩ đứng lên kêu gọi ủng hộ. (Ảnh minh hoạ)

 

Đứng trước hoạn nạn thì ai cũng có thể trở thành "bồ tát", nhưng khi đứng trước một số tiền khủng thì thực hư thế nào có lẽ chỉ người trong cuộc mới hiểu. Quần chúng chỉ biết sau khi làm từ thiện xong thì Phan Anh khoe xe sang, Thủy Tiên đập biệt thự mấy chục tỷ đi xây lại. Đám đông bắt đầu đặt ra dấu hỏi chấm, khoản tiền mà quần chúng đóng góp đã đi đâu? Bao nhiêu phần trăm được đem làm từ thiện?

 

Có thể sẽ có nhiều người thắc mắc tại sao những người đóng góp cho Thủy Tiên hay các nghệ sĩ khác không chọn đóng góp cho Nhà nước hay những Quỹ từ thiện lâu đời và uy tín? Họ thấy Thủy Tiên đếm tiền xoành xoạch, phát tận tay, tiền tươi thóc thật cho bà con, livestream rầm rộ với lượt xem "khủng". Họ cảm giác “có thể tin tưởng được”. Rồi chính họ cảm thấy niềm tin bị sứt mẻ, sợ tin lầm người, sợ bị lợi dụng lòng tốt.

 

Làm từ thiện minh bạch có phải là yêu cầu quá đáng?

Làm thế nào để làm từ thiện một cách minh bạch? (Ảnh minh hoạ)

 

Nếu không thể minh bạch thì có nên làm từ thiện không?


Người ta vẫn có thể làm từ thiện một cách tự phát, không chuyên nhưng tuyệt đối không được thiếu minh bạch. Hãy thử xem cách Youtuber Khoa Pug làm từ thiện trước khi sang Mỹ du học. Anh từng ủng hộ 105 triệu cho bà con chịu ảnh hưởng của bão lũ ở Quảng Nam, trong đó 55 triệu được đóng góp bởi những người hâm mộ, 50 triệu là tiền túi Khoa Pug tự bỏ ra. Vì là kêu gọi từ thiện tự phát nên Khoa giới hạn thời gian nhận quyên góp đến một thời điểm cụ thể thì dừng lại. Số tiền 55 triệu quyên góp được, anh chia vào 11 phong bì, mỗi phong bì 5 triệu. 50 triệu còn lại là tiền túi của mình, Khoa Pug chọn ủng hộ cho Mặt trật Tổ quốc tỉnh Quảng Nam để họ phân bổ đến những hộ gia đình khó khăn ở vùng sâu, vùng xa hơn mà anh không thể tiếp cận được.

 

Làm từ thiện minh bạch có phải là yêu cầu quá đáng?

Khoa Pug ủng hộ cho bà con chịu ảnh hưởng của bão lũ ở Quảng Nam.

 

Khoa Pug đã đến tận địa phương, trao tận tay 50 triệu đồng cho MTTQ tỉnh Quảng Nam. Anh cũng liên hệ trước để tỉnh đề cử danh sách những hộ dân cần được hỗ trợ. Khoa Pug cùng bạn đã đến trao tận tay từng hộ dân, với sự giúp đỡ của chính quyền địa phương. Cụ thể, chính quyền cử người đưa Khoa Pug và bạn (người quay phim) đến từng nhà, mang theo danh sách và lấy chữ ký của họ sau khi họ nhận tiền. Toàn bộ quá trình này được Khoa Pug ghi hình lại và đăng tải lên kênh Youtube. Anh cũng liên tục khẳng định rằng nếu không có sự hỗ trợ của chính quyền thì anh không thể tự mình đi phát tiền được, vì sau đợt bão lũ đường sá đi lại rất khó khăn. Anh cũng chọn tin tưởng vào chính quyền.

 

Cách làm của Khoa Pug tạo cho người xem cảm giác tin tưởng vì số tiền anh huy động không quá nhiều để người ta nghi ngờ anh lợi dụng, ăn chặn. Sự tin tưởng và phối hợp chặt chẽ với chính quyền địa phương cũng là điểm tích cực của vlogger này.

 

Làm từ thiện minh bạch có phải là yêu cầu quá đáng?

Sự tin tưởng và phối hợp chặt chẽ với chính quyền địa phương cũng là điểm tích cực của vlogger Khoa Pug.

 

Việc các nghệ sĩ sử dụng tên tuổi, sức ảnh hưởng của mình để huy động được một số tiền lớn là điều đáng trân trọng. Sẽ thật hoàn hảo nếu như họ kết hợp với Nhà nước, chính quyền hay một tổ chức từ thiện chuyên nghiệp nào đó trong việc làm từ thiện. Nhưng họ không thích, không muốn vì những lý do đặc biệt nào đó.

 

Sẽ không có chuyện nghệ sĩ không làm từ thiện thì những người khó khăn sẽ không được giúp đỡ. Trước kia, khi chưa có những nghệ sĩ đứng lên kêu gọi, livestream rầm rộ thì vẫn có những người đã và đang làm công tác cứu trợ bà con gặp khó khăn, thiên tai. Nghệ sĩ nếu có tâm làm từ thiện, có lẽ họ nên hướng đến những hoạt động từ thiện chuyên nghiệp và minh bạch hơn.






Tin xem nhiều

Tin mới cập nhật