đèn gỗ

đèn gỗ trang trí

Cha phi công Trần Quang Khải: "Ông trời không cho tôi chết thay con"

Đăng ngày 19/06/2016

"Tôi già rồi, chết ngay cũng được, mà ông trời không cho chết thay con. Tôi biết con tôi hy sinh vì nhiệm vụ của đất nước, cả gia đình đau lắm. Vợ nó còn trẻ, mới ngoài 30, chồng mất sớm, nghĩ tới đứa con nó mới 4 tuổi đầu sau này sẽ sống ra sao là không tài nào cầm nổi nước mắt" – cụ Phùng sụt sùi.
Sự hy sinh đột ngột của phi công Trần Quang Khải là một nỗi đau không diễn tả được bằng lời. Có mặt nơi quê nhà của anh ở Lạng Giang (Bắc Giang), chúng tôi đã chứng kiến nỗi đau của sự mất mát hằn quá sâu trên gương mặt những người thân và cả những người đồng bào trên quê hương anh.

Niềm tiếc thương vô hạn

"Từ hôm nhận được tin anh gặp nạn, cả nhà tôi đứng ngồi không yên, đến chiều ngày 17.6, cả gia đình vẫn hy vọng anh còn sống sót như người đồng đội của mình. Nhưng đến tối qua thì…"
 
Người chị gái thứ 5 của phi công Trần Quang Khải (1973) là chị Trần Thị Liên lau nước mắt nói về người em trai anh dũng của mình: “Cậu Khải là người tốt tính, hiền lành, trách nhiệm với gia đình, vợ con lắm. Cậu ấy là thứ 10 trong 11 chị em, nhưng là con trai lớn trong nhà, cậu ấy sống tình cảm, chị em tôi rất yên tâm mọi việc họ hàng hay của gia đình khi có cậu ấy đảm trách”.

Đồng đội của anh Khải chăm sóc sức khỏe cho bố anh khi biết tin hy sinh của con trai
 
Chị Liên kể: Vì công việc ở Quân chủng luôn bận rộn, nên có những lần cậu Khải về chỉ ở được 1 hôm thăm bố. Lần chị gặp em trai gần đây nhất là dịp Tết Nguyên đán, thậm chí, dịp giỗ mẹ, em trai chị chỉ kịp về thắp hương cho mẹ rồi vội vã đi ngay.
 
Khu phố chợ Giỏ, xã Tân Dĩnh, huyện Lạng Giang (Bắc Giang) chiều ngày 18.6 chợt đông đúc hơn mọi ngày. Đối diện với chợ Giỏ là căn nhà xây mái bằng của gia đình phi công Trần Quang Khải. Một cái rạp màu xanh nhạt được dựng lên, không chỉ có người thân, bà con, bạn bè gia đình anh Khải đang chờ đón anh về, mà còn rất nhiều người dân, bà con xa, gần chưa từng biết đến anh Khải, chưa từng có mối quan hệ với gia đình anh, cũng cố gắng tới nhà để cùng chia sẻ nỗi mất mát với gia đình anh, chia sẻ nỗi đau, nỗi mất mát chung của đất nước.
 
Ngay từ hôm xảy ra sự việc máy bay Su 30 mất tích, đồng đội cùng đơn vị anh Khải đã cử nhau về túc trực tại gia đình để động viên, đồng thời hỗ trợ gia đình những việc cần thiết nhất.
 
Người chị cả lớn nhất của gia đình là Trần Thị Tuấn hiện đang sinh sống tại Vũng Tàu, ngay khi nghe tin máy bay của em trai gặp nạn, chị đã bỏ hết việc để ra Bắc ngay. Sáng ngày 18.6, chị cùng người em vợ và chị thứ 6 tên Trần Thị Lân đã cùng đồng đội của anh Khải vào Quân khu 4 để nhận em mình.
 
Người vợ trẻ của anh Khải từ hôm nghe tin chồng mất tích đã thất thần, nhưng từ khi nhận được tin anh Khải đã hy sinh, chị gần như suy sụp hoàn toàn, nằm liệt giường và không muốn gặp ai cả. Nỗi đau đến quá đột ngột khiến đôi mắt chị đờ đẫn mà không thể khóc được.  Vợ chồng anh Khải có 1 con gái 4 tuổi. Từ sáng nay, gia đình có việc, nên đã đưa cháu đến nhà người bác ruột chơi để tránh cho cháu những điều đáng tiếc.

Nỗi đau cha khóc con
 
Ngồi như bất động trước ban thờ gia tiên, người bố đẻ Trần Văn Phùng (90 tuổi) thi thoảng lại được đồng đội của anh Khải đến kiểm tra, đo huyết áp, bởi từ khi nghe tin con trai gặp nạn, cụ ông suy sụp rất nhanh. Cố lau khô nước mắt lăn trên gò má nhăn nheo, cụ Phùng nói: “Tôi có đông con lắm, nhưng chỉ có 2 thằng con trai, giờ mất 1 rồi cô ạ. Bà nó nhà tôi mất cách đây 6 năm, nên nó lo cho bố già nhiều lắm. Nó rất ít về nhà, vì sống với vợ con ở Hà Nội và phải đi trực suốt ở đơn vị. Dẫu không về nhà được, nhưng tuần nào thằng Khải cũng điện thoại về hỏi thăm bố, dặn dò bố giữ sức khoẻ, ăn uống tốt vào để con đưa vợ con về chơi với bố. Vậy mà nó cứ thế đi thôi…đi trực suốt…, rồi đến giờ không về nữa”.


Những người thân và nhiều bà con của anh Khải khóc cạn nước mắt.
 
“Tôi già rồi, chết ngay cũng được, mà ông trời không cho chết thay con. Tôi biết con tôi hy sinh vì nhiệm vụ của đất nước, cả gia đình đau lắm. Vợ nó còn trẻ, mới ngoài 30, chồng mất sớm, nghĩ tới đứa con nó mới 4 tuổi đầu sau này sẽ sống ra sao là không tài nào cầm nổi nước mắt” – cụ Phùng sụt sùi.
 
Theo thông tin từ người đồng đội của anh cho biết tại gia đình, chậm nhất là chiều ngày 20.6 đơn vị sẽ đưa anh Khải về nhà, ở lại gia đình 1 đêm theo nguyện vọng của người cha già, sau đó sẽ đưa anh về nhà tang lễ Bộ Quốc phòng theo nghi lễ quân đội, rồi lại đưa thi hài anh về quê nhà an táng tại Bắc Giang theo nguyện vọng của gia đình.

(DanViet)





Tin xem nhiều

Tin mới cập nhật