đèn gỗ

đèn gỗ trang trí

Từng chấp nhận lỗ để kinh doanh rau hữu cơ vì sợ bà bầu ăn phải rau bẩn

Đăng ngày 02/08/2016

Hơn 9 tháng mang thai, lúc nào chị cũng thèm rau nhưng lại sợ ăn phải rau bẩn và lúc nào cũng phải dè chừng. Thế nên, chị quyết định sẽ phát triển hệ thống rau hữu cơ để mang lại sự an toàn cho các bà bầu...
Hơn 9 tháng mang thai, lúc nào chị cũng thèm rau nhưng lại sợ ăn phải rau bẩn và lúc nào cũng phải dè chừng. Thế nên, chị quyết định sẽ phát triển hệ thống rau hữu cơ để mang lại sự an toàn cho các bà bầu...

Đó là chị Phạm Phương Thảo, 34 tuổi, hiện là chủ hệ thống thực phẩm hữu cơ với 4 cửa hàng tại TP. HCM và Đà Nẵng. Đồng thời có riêng 2 trang trại, vườn trồng rau tại tỉnh Đồng Nai và TP. Đà Lạt.
 
Trò chuyện với PV, chị Thảo kể, cơ duyên đưa chị đến với việc phát triển hệ thống thực phẩm hữu cơ sạch an toàn đến người tiêu dùng là khi chị mang thai.
 
“Năm 2012 tôi mang thai, ốm nghén rất dữ. Trong việc ăn uống, tôi lại không thích ăn gì nhiều ngoài rau mà đặc biệt là muốn ăn rau sạch, bởi tôi sợ rau bẩn, nhiễm thuốc hóa học ảnh hưởng đến thai. Thế nhưng, đọc tin tức khắp nơi nào là rau nhiễm bẩn khi người dân phun thuốc sinh trưởng, thuốc trừ sâu vài ngày rồi đem bán; hay tưới nhớt rau, rửa dưới kênh mương nuôi gia súc… người ăn phải nhập viện, cấp cứu.
 
Chị Thảo - người phụ nữ đi tiên phong trồng thực phẩm hữu cơ sạch cho mọi người, đặc biệt là phụ nữ mang thai lo lắng cho sức khỏe của con
 
Từ những băn khoăn trăn trở cho chính mình cũng là cho những phụ nữ khác mang thai, tôi muốn trồng rau củ quả sạch đưa đến người tiêu dùng để không canh cánh lo mỗi bữa ăn “không sạch” nữa!”, chị Thảo tâm sự.
 
Sau khi sinh con, chị Thảo đi làm lại và tình cờ trong chuyến công tác có mặt tại một Hội chợ nông sản bán hàng hữu cơ tại nước Lào. Tham quan các gian hàng bày bán, nghe người nông dân kể về rau sạch được sản xuất khiến chị Thảo thốt lên: “Tại sao nông dân Lào họ tự trồng được rau hữu cơ sạch bán, người tiêu dùng được đảm bảo sức khỏe mà người dân mình chưa làm được, còn luẩn quẩn trong vòng thực phẩm bẩn, hại nhau?”. Câu hỏi đó đã thôi thúc mở đường cho chị Thảo phải hiện thực hóa suy nghĩ mang rau hữu cơ sạch của mình đến mọi người dân.
 
“Tôi đang có công việc ổn định với thu nhập tốt thế nhưng tôi nghỉ việc ngang để tập trung biến ý tưởng của mình. Rất may mắn là có chồng ủng hộ!”, chị Thảo nói.
 
Chị Thảo cùng canh tác với người dân tại trang trại của mình
 
Chị Thảo bắt tay vào thuê mặt bằng mở cửa hàng đầu tiên bán thực phẩm hữu cơ sạch. Để có được nguồn hàng bán, chị đi khắp các tỉnh trong nước đặt vấn đề mua, bán cho người dân. Tuy nhiên, đi nhiều cho chị Thảo nhận ra rằng, các mặt hàng sạch còn “rất nghèo”, chủ yếu xuất khẩu sang nước ngoài, người dân trong nước khó có cơ hội dùng bởi lẽ giá cao ngất. Từ những “điều trông thấy mà đau đớn lòng” đó, chị Thảo quyết định tự trồng để bán các sản phẩm hữu cơ theo nhu cầu của khách hàng mình.
 
Chị Thảo đi sang Lào, đến các tổ chức phi chính phủ, từng nông dân ở phiên chợ thực phẩm hữu cơ mình đã gặp để học hỏi, nghe họ chia sẻ. Khi có được vốn kiến thức, chị quay về đi đến các địa phương tìm nơi thuê đất, gặp gỡ nông dân để “đàm phán” làm mô hình rau hữu cơ cho mình.
 
Nhiều người nông dân canh tác, sản xuất thực phẩm hữu cơ sạch tại trang trại chị Thảo
 
Bỏ rất nhiều thời gian, tiền bạc và công sức, cuối cùng chị Thảo thuê mảnh đất hoang gần 2 ha tại Long Thành (tỉnh Đồng Nai), 1.200 mét vuông tại Đà Lạt  để trồng rau nhiệt đới và ôn đới như rau dền, mồng tơi, bầu, bí, ớt chuông, xà lách, su hào, củ cải đỏ…
 
“Có được đất thuê chỉ là khó một, khó mười chính lúc tôi thuyết phục người nông dân cùng hợp tác trồng rau với mình. Bởi lẽ lâu nay người nông dân quen với việc trồng rau củ quả, khi sâu bệnh, cỏ dại thì phun thuốc hóa học để diệt. Trong khi đó, mô hình trồng rau củ quả hữu cơ phải đảm bảo an toàn 4 không gồm: không phân bón hóa học, không thuốc trừ sâu, không chất kích thích tăng trưởng và không chất bảo quản khi đến tay người tiêu dùng”, chị Thảo nói.
 
Bằng chứng lời chị Thảo kể là khi cả vườn rau đầu tư bị bệnh, chị Thảo cho cắt cả vườn đem đi chôn, không phun thuốc hóa học giữa lại. Người dân họ thấy bất bình, phản đối bao nhiêu thì chị Thảo xót, tiếc bấy nhiêu, thế nhưng vì mục tiêu thực phẩm sản phẩm hữu cơ xanh sạch đã định hướng, chị Thảo chấp nhận.
 
Để sản phẩm hữu cơ sạch đến tay người tiêu dùng là cả một quá trình đầy khó khăn, có cả nước mắt của chị Thảo rơi xuống. Trong ảnh, cà rốt, cà chua và một số rau củ quả khác sản xuất sạch, an toàn
 
Đến khi có được lứa đầu xuất bản, đem đi trưng bày ở cửa hàng, người dân tới mua e dè không tin rau củ quả được sản xuất hoàn toàn bằng phương  pháp hữu cơ. Có người còn nghĩ oan rằng chắc rau củ quả này lấy ngoài chợ rồi đem vào cửa hàng trưng bày bán, dán nhãn mác lừa người mua.
 
Rau củ quả hữu cơ không giữ được lâu, bán không nhiều người mua vì không tin tưởng, thế là nhiều lần chấp nhận lỗ, chị Thảo và nhân viên của mình phải đem về ăn dần. Thế nhưng nhờ kiên trì và lạc quan tư vấn qua nhiều kênh truyền thông, sản phẩm hữu cơ đã được đông đảo người dân TP. HCM tin dùng. Bằng chứng là đến nay chị Thảo đã mở 3 cửa hàng tại địa bàn TP. HCM và mới đây đã mở cửa hàng nhi nhánh tại TP. Đà Nẵng với lượng khách hàng ngày càng đông hơn bên cạnh mạng lưới hơn 200 khách hàng thân thiết.
 
“Vui nhất với tôi đó là vào ngày 4/11/2015, hệ thống phát triển và phân phối thực phẩm hữu cơ của tôi đã được chứng nhận canh tác hữu cơ theo tiêu chuẩn của Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA Organic) và Liên minh châu Âu (EU) cho trang trại rau tại Long Thành, Đồng Nai.
 
Một cửa hàng trong chuỗi cửa hàng thực phẩm hữu cơ sạch do chị Thảo phát triển nên
 
Chứng nhận hữu cơ này chính là tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm có yêu cầu cao nhất thế giới hiện nay, có giá trị không chỉ trong nước còn được công nhận tại Mỹ, EU và các nước khác trên thế giới”, chị Thảo chia sẻ.
 
Khi được hỏi giờ đây thật sự đã thành công như mong đợi, chị Thảo cười nói: “Chưa đâu, vẫn còn những khó khăn nhưng tôi tạm hài lòng và lạc quan tin tưởng tương lai phía trước. Để có được như ngày hôm nay, tôi cũng thầm cảm ơn chồng mình và con bên cạnh, đã động viên những lúc khó khăn tôi tưởng chừng như muốn buông tay về việc đưa sản phẩm hữu cơ sạch đến mọi nhà.
 
Về định hướng sắp tới, tôi hi vọng càng nhiều người tiêu dùng biết đến sản phẩm hữu cơ do công ty làm ra, tiêu thụ, đồng thời tôi sẽ mở rộng hơn việc kết nối với người nông dân, doanh nghiệp để cùng chia sẻ kinh nghiệm, hỗ trợ canh tác, bao đầu ra sản phẩm hữu cơ”
 

(Eva)





Tin xem nhiều

Tin mới cập nhật