đèn gỗ

đèn gỗ trang trí

Tranh cãi việc con gái vụng về khi vào bếp nhà người yêu

Đăng ngày 12/07/2016

Phần lớn dân mạng cho rằng, người yêu đến ra mắt vẫn là khách, không cần phải xuống bếp làm cơm. Song nhiều chàng trai lại thấy con gái ngày nay quá vụng về việc nấu nướng.
Phần lớn dân mạng cho rằng, người yêu đến ra mắt vẫn là khách, không cần phải xuống bếp làm cơm. Song nhiều chàng trai lại thấy con gái ngày nay quá vụng về việc nấu nướng.

Người xưa khi nhắc tới phái đẹp thường lấy tứ đức “công - dung - ngôn - hạnh” ra đối chiếu. Trong đó, “công” chỉ sự sự khéo léo về nữ công gia chánh, đảm đang việc nội trợ, biết may vá thêu thùa là yếu tố quan trọng nhất.
 
Không ít gia đình đánh giá con dâu tương lai qua những lần vào bếp, nấu cơm, làm cỗ. Một cô gái bị chê vụng về, đoảng, hậu đậu sẽ khó qua được cửa nhà chồng.
 
Thời nay, khi xã hội phát triển, đức tính “công” đã bớt được coi trọng. Những công việc trong gia đình không còn là trách nhiệm của riêng phái nữ.
 
Con gái được cha mẹ giúp đỡ để dành thời gian cho học hành, lo sự nghiệp. Người chồng cũng chia sẻ việc nhà, hay thuê người giúp việc cho vợ đỡ vất vả.
 
Mới đây, một diễn đàn dành cho giới trẻ đăng tải câu chuyện của chàng trai trong ngày đưa bạn gái về ra mắt gia đình. Dù là lần đầu tiên đến nhà người yêu, cô gái vẫn xuống bếp phụ giúp làm cơm. Song kết quả lại không được như ý muốn.
 
Sẽ không có vấn đề gì nếu như chàng trai không dùng lời lẽ nặng nề để nói về người yêu mình. Ảnh chụp màn hình.

Bài đăng của chàng trai này nhanh chóng thu hút sự quan tâm trong cộng đồng mạng. Nhiều người nhận xét, cô gái trong hình quá vụng về, nếu không biết làm thì nên nhờ sự giúp đỡ.
 
Vương Tuấn Trương bức xúc: “Có mỗi con vịt còn không làm xong, những việc lớn sau này cáng đáng kiểu gì? Con gái đoảng thế này lấy về chồng phải phục vụ là chắc rồi”.
 
Thành viên Long Duy chia sẻ sự đồng cảm với nam chính và nêu ý kiến: “Nếu làm được thì nên làm cho tử tế. Trường hợp không biết làm nên chia sẻ ra để người khác giúp đỡ. Nhìn con vịt như thế kia làm sao mà ăn được?”.
 
Chissy Nguyễn lên tiếng: “Ra mắt nhà bạn trai cũng nên ý tứ một chút. Không làm được cái này, kiếm cái khác làm. Mình là bạn trai cô này cũng xấu hổ thật”.
 
Đồng ý với quan điểm con gái đến nhà người yêu nên xuống bếp nấu cơm để “lấy điểm”, Dương Chelsea viết: “Đến nhà ai cũng thế, kể cả chỉ là bạn bình thường, đằng này còn là nhà người yêu. Con gái nên tập nấu nướng thành thục, cũng để người ta đánh giá mình cao hơn”.
 
Câu chuyện thu hút rất nhiều ý kiến tranh cãi về việc: Con gái vụng về chuyện bếp núc có đáng bị lên án hay không? Ảnh chụp màn hình.

Phản đối lại các ý kiến trên, rất nhiều cô gái nhận định, không biết làm bếp không đồng nghĩa với lười biếng hay hậu đậu.
 
Hằng Vũ thẳng thắn, con gái ở nhà là báu vật của bố mẹ, cũng được nâng niu và cưng chiều. Cô lấy ví dụ, cùng là ra mắt nhưng con trai được ngồi uống nước nói chuyện với bố mẹ, con gái tại sao phải chui xuống bếp?
 
“Bạn gái có ý giúp đỡ, không làm đúng thì có lần sau để sửa sai. Có gì đâu mà phải dùng từ 'ngu' để nói người ta. Ở nhà, mình cũng không phải làm gà, vịt bao giờ. Đến nhà người yêu bị nói thế này, chịu không yêu nổi”.
 
Ngọc Hân Lê tự nhận là người thích nấu nướng nhưng cũng không biết làm sạch gà vịt: “Nhà mình không tự làm gà vịt, làm cá, thái thịt, nhặt rau cũng thế. Bố mẹ bận rộn nên toàn mua làm sẵn, mang về chỉ cần làm sạch lại và chế biến”.
 
Hoàng Kim Ngân (sinh năm 1991, Quảng Ninh) chia sẻ, ở gia đình cô, việc làm gà vịt là của phái mạnh. “Bố mình nói việc mua gà, vịt, sau đó làm sạch, luộc và chặt cho thật đẹp là của đàn ông.

Mỗi lần mình xuống bếp, bạn trai cũng ở bên phụ các việc vặt như nhặt rau, rửa bát, pha nước chấm. Thời đại nào rồi còn yêu cầu phụ nữ làm hết việc bếp núc thế”.
 
9X nhận định, với thanh niên sinh ra và lớn lên ở thành phố, việc làm gà vịt quả thực là một “thách thức”.
 
Nguyễn Minh Hiền (sinh viên Học viện Tài chính, Hà Nội) phản đối việc chàng trai trong câu chuyện trên dùng kỹ năng nấu nướng để đánh giá con gái.
 
“Người yêu hay không, lần đầu đến nhà vẫn là khách. Tại sao lại bắt khách vào bếp như thế? Chưa kể đây là ra mắt người yêu, không phải tuyển giúp việc, nấu ăn chưa khéo có thể học được”, Hiền nói.
 
Bên cạnh đó, nam sinh cho rằng, chuyện yêu đương là việc riêng. Nếu bạn gái có làm sai gì cũng nên tự giải quyết, đừng đưa lên mạng xã hội để chê bai, bêu riếu.
 
Anh Trần Thắng (sinh năm 1982, Lương Yên, Hà Nội) chia sẻ câu chuyện lần đầu ăn Tết ở nhà vợ.
 
“Chiều 30 Tết, mình và bố vợ ra bếp làm gà. Mình cứ loay hoay vì chưa từng động vào gà vịt gì. Nhà ít người, lại có mẹ và thức ăn mua sẵn vừa rẻ vừa dễ mua.

Bố vợ chỉ mình cách cầm chặt chân và cánh gà, còn bố làm từ đầu đến cuối. Xong chính tay bố lại làm sạch, đặt nước luộc gà cúng vàng ươm, rồi chặt đẹp đẽ bày ra đĩa.

Ông bảo thật ra, chỉ muốn xem mình có chịu ngồi làm cùng không, xem thành ý thế nào. Còn bố cũng không yêu cầu hay đánh giá gì. Sau lần đấy, mỗi lần có cơ hội, mình đều làm gà vịt cùng bố. Dần dần ở nhà cũng làm hộ vợ.

Con gà, con vịt to như thế, nhìn vợ cầm đã thấy nặng nhọc. Vợ còn bao nhiêu món khác phải làm, việc gì đỡ được chồng làm luôn. Chia sẻ công việc với nhau, vào mâm cơm ăn cũng thấy ngon hơn”, anh cho hay.
 
Nguồn: Theo(Zing)





Tin xem nhiều

Tin mới cập nhật