đèn gỗ

đèn gỗ trang trí

Ấm đun nước siêu tốc mà dùng kiểu này thì có ngày chết như chơi, cẩn thận nha các mẹ

Đăng ngày 07/02/2017

Dưới đây là những sai lầm nguy hiểm mà nhiều người dùng hay mắc phải khi sử dụng ấm siêu tốc, nguy cơ gây chết người rất cao.
Dưới đây là những sai lầm nguy hiểm mà nhiều người dùng hay mắc phải khi sử dụng ấm siêu tốc, nguy cơ gây chết người rất cao.
 
1. Nấu nước liên tục
 
Nhiều người đã sai lầm khi cho rằng nấu nước liên tục sẽ tiết kiệm được nhiên liệu khi ấm đang nóng sẵn. Nấu nước liên tục khiến cho mâm nhiệt của ấm quá nóng, dẫn đến bị cháy rất nhanh. Tốt nhất, hãy để ấm có một khoảng thời gian nghỉ giữa các lần đun để mâm nhiệt bên dưới nguội bớt.

Nấu nước liên tục khiến cho mâm nhiệt của ấm quá nóng, dẫn đến bị cháy rất nhanh 
 
Nhiều trường hợp đun nước trong một thời gian dài, rơle nhiệt sẽ tự động ngắt mạch điện làm ấm đun ngừng hoạt động, dù có cắm phích điện vào nguồn nhưng không thấy đèn báo sáng. Bạn cần phải chờ một khoảng thời gian để ấm nguội lại thì mới sử dụng tiếp được.
 
2. Lượng nước không phù hợp
 
Vì muốn đun được nhiều nước hơn cho một lần đun, nhiều bạn đã cho nước quá mức cho phép của ấm hay vì muốn nhanh chỉ cần 1 chút nước mà bạn đun quá ít nước so với quy định. Tất cả những điều nà đều làm giảm đi tuổi thọ của ấm và có khi còn gây chập cháy rất nguy hiểm.
 
3. Đổ cạn nước khỏi ấm ngay sau khi nước sôi
 
Thực tế sau khi nước đạt tới 100 độ C, công tắc điện đã ngắt, nước vẫn sôi tiếp do mâm nhiệt của ấm vẫn tỏa nhiệt. Nếu ngay lập tức bạn trút hết nước ra khỏi ấm có thể khiến mâm nhiệt dễ hư hỏng. Nếu rót nước vào phích, bạn nên để lại khoảng 15ml nước. Chờ khi mâm nhiệt nguội hẳn hãy làm cạn nước trong ấm.

Nếu ngay lập tức bạn trút hết nước ra khỏi ấm có thể khiến mâm nhiệt dễ hư hỏng
 
4. Đậy nắp không kín khi đun nước
 
Hành động cẩu thả này không chỉ khiến bạn tốn điện, mất nhiều thời gian hơn để làm sôi nước, mà đậy nắp không kín sẽ khiến điện không tự ngắt khi nước sôi. Ấm đun nước siêu tốc được thiết kế rơ le tự động ngắt nguồn điện, nhưng bộ phận này chỉ hoạt động với điều kiện nắp ấm đã đóng kín. Nếu cứ đun nước đến cạn, nguy cơ cháy hỏng ấm là rất cao.

Đậy nắp không kín khi đun nước dễ dấn đến nguy cơ cháy nổ 
 
5. Để ấm đóng cặn
 
Để ấm đóng cặn không chỉ làm giảm khả năng trao đổi nhiệt, khiến ấm chậm sôi hơn mà cặn bẩn bám dày dưới đáy bình khiến cho rơle đo nhiệt độ bị hỏng, khiến nhiều trường hợp ấm đun nước tự ngắt khi nước chưa sôi. Vì thế cần vệ sinh thường xuyên đáy ấm, tẩy các vết bẩn bám lâu ngày.
 
Ngoài ra, di chuyển ấm khi đang đun nước, đun nước ngoài trời, đun nước gần chỗ ẩm đều là những hành động rất nguy hiểm, dễ gây chập điện, không chỉ làm hỏng ấm mà còn đe dọa sự an toàn của bạn.
 
6. Cầm dây nguồn để rút phích cắm ra
 
Theo tư vấn của các nhà cung cấp, để việc sử dụng ấm đun nước nóng siêu tốc được an toàn và hiệu quả, người sử dụng không được cầm dây nguồn để rút phích cắm ra, mà hãy cầm ngay phích cắm để tránh trường hợp bị điện giật do hở đường dây.
 
Trong trường hợp, nếu dây nguồn bị hư hỏng thì dây này cần được thay thế ngay. Tuyệt đối không sử dụng ấm đun nước nếu bị rơi hoặc bị hư hỏng.

 
Cùng với những lưu ý trên, nhà cung cấp cũng khuyên rằng trong quá trình sử dụng ấm đun nước siêu tốc người tiêu dùng cần lưu ý, trước khi sử dụng hãy kiểm tra kỹ và chắc rằng dây nguồn và phích cắm khô ráo.
 
Tránh trường hợp sử dụng ấm đun nước khi tay đang ướt. Mặt khác, theo đặc thù sản xuất của ấm đun nước nóng siêu tốc mà các nhà cung cấp khuyên người sử dụng, chỉ nên sử dụng sản phẩm này trong nhà mà không được sử dụng ấm đun nước ngoài trời.
 

(Webtretho)





Tin xem nhiều

Tin mới cập nhật