đèn gỗ

đèn gỗ trang trí

Sai lầm chết người khi dự trữ thức ăn ngày Tết

Đăng ngày 11/02/2016

Tâm lý “no 3 ngày Tết” vẫn khiến các bà nội trợ không ngừng tích trữ thực phẩm, nhưng đôi khi sai lầm trong cất trữ đồ ăn vô tình biến tủ lạnh thành nhà kho chứa vi khuẩn.
Tâm lý “no 3 ngày Tết” vẫn khiến các bà nội trợ không ngừng tích trữ thực phẩm, nhưng đôi khi sai lầm trong cất trữ đồ ăn vô tình biến tủ lạnh thành nhà kho chứa vi khuẩn.
 

Nào bánh chưng, giò, chả, thịt sống, thịt chín đến đồ khô, rau xanh… vẫn được các bà nội trợ mua về. Thời tiết lạnh thì có thể để ở ngoài được 5-7 ngày, nhưng nếu có năm nào trời nồm thì tất cả các đồ ăn đó buộc vào bảo quản trong tủ lạnh. Việc nhồi nhét thực phẩm vào tủ lạnh một cách vô tội vạ, không chỉ ảnh hưởng đến hiệu quả bảo quản mà còn vô tình làm thực phẩm bị nhiễm chéo, sản sinh vi khuẩn, độc tố cho người dùng.
 
Dưới đây là những sai lầm nhiều người đang mắc phải khi tích trữ thực phẩm cần phải tránh:
 
Không bọc riêng và ngăn cách thực phẩm
 
Một trong những thói quen sai lầm của các bà nội trợ là không đóng riêng từng loại thực phẩm vào hộp hay ngăn cách bằng màng bọc thực phẩm mà để chung vào cùng một nơi trong tủ lạnh. Điều này khiến các thực phẩm sống, chín, rau xanh và thịt dễ tiếp xúc, lây nhiễm chéo vi khuẩn, làm tăng nguy cơ nhiễm bệnh.

Cho rau quả ướt vào tủ lạnh
 
Nhiều người có thói quen cất trữ thực phẩm vừa rửa sạch vào tủ lạnh mà không hề để khô ráo. Việc này tạo điều kiện cho vi khuẩn sinh sôi và nảy nở nhanh chóng, hơn thế nữa còn khiến thực phẩm nhanh hư hỏng, nhất là với hoa quả, rau xanh.
 
Không sắp xếp khoa học
 
Tủ lạnh là nơi dự trữ thực phẩm hiệu quả nhất, chính vì vậy nhiều người có thói quen cho tất cả mọi thứ vào trong tủ. Tuy nhiên, một số loại thực phẩm như cà chua, khoai tây, tỏi, dưa hấu… hay các loại thực phẩm như bánh mì, cà phê… là những thứ nếu cho tủ lạnh sẽ bị biến chất, không tốt cho sức khỏe.
 
Ngoài ra, việc để thực phẩm sống-chín lẫn lộn sẽ tạo điều kiện thuận lợi để vi khuẩn sinh sôi dẫn đến mất chất dinh dưỡng, mau hỏng hoặc tệ hơn là thực bị nhiễm độc.
 
Ảnh minh họa

Nên tập thói quen sắp xếp thực phẩm một cách khoa học trong tủ lạnh, ngăn nào để món nào, món nào dùng thường xuyên, món nào ít dùng… sẽ vừa bảo đảm các nguyên liệu được giữ gìn tươi ngon, an toàn, vệ sinh, vừa tiết kiệm thời gian tìm kiếm cho mọi thành viên.
 
Không rửa thịt tươi trước khi đông đá
 
Rất nhiều người khi mang thịt về thì nhét tất cả vào túi rồi cất trong ngăn đá. Cách làm này sẽ làm mất hết dinh dưỡng và mùi vị của thịt. Do đó, bạn cần đông đá thịt đúng cách.
 
Trước hết hãy rửa sạch thịt, sau đó thấm khô rồi đựng trong túi đựng thực phẩm, hoặc hộp bảo quản thực phẩm riêng và nên ghi ngày tháng lên rồi mới đông đá. Vì không rửa thịt những chất bẩn, vi khuẩn cùng bám vào trong thịt sẽ không tốt.
 
 Lưu trữ thực phẩm lâu trong tủ
 
Thức ăn thừa trong dịp Tết thường rất nhiều và cũng được các bà nội trợ chuẩn bị từ khá sớm. Vì vậy tình trạng thực phẩm được bảo quản quá lâu trong tủ lạnh diễn ra phổ biến gây hại lớn cho sức khỏe
 
Tủ lạnh chỉ có thể ngăn chặn vi khuẩn sinh sôi chứ không thể tiêu diệt hoàn toàn vi khuẩn, vì vậy, nếu cất trữ thực phẩm quá lâu, sẽ không thể tránh khỏi tình trạng hư hỏng. Thời gian bảo quản thực phẩm an toàn là 4-5 ngày cho rau xanh và lâu hơn cho các loại hoa quả tươi.
 
Vặn nhiệt độ quá cao
 
Nhiều người không hề biết nhiệt độ phù hợp của tủ lạnh mà thường xuyên điều chỉnh nhiệt độ ở mức cao tạo điều kiện cho vi khuẩn sinh sôi mạnh hơn. Nhiệt độ thích hợp để cất trữ thực phẩm ngày Tết là dưới 4 độ C cho ngăn mát và ở mức – 180C cho ngăn đá.
 
Cách bảo quản thức ăn trong tủ lạnh an toàn:
 
- Nếu để quá lâu, thịt trong tủ lạnh cũng không còn tốt cho sức khỏe. Các phân tử protein sẽ bị biến tính, tự hoại tử. Tốt nhất, thịt tươi chỉ nên mua tích trữ trong 3 ngày là nên dùng hết.
 
- Nên cắt nhỏ thành miếng đủ dùng, sau đó lúc cần lấy ra rã đông, không nên để cả tảng thịt to, rã đông rồi để tủ lại sẽ nhanh hỏng.
 
- Thức ăn sống và thức ăn chín cần được để riêng. Thức ăn chín phải để ngăn ở trên thức ăn sống để tránh trường hợp thức ăn sống rơi rớt vào thức ăn chín gây nhiễm khuẩn.Thiên – Địa – Nhân, sự gắn kết trong cộng đồng, gia tộc và gia đình. Tết Nguyên đán còn là dịp để hướng về cội nguồn. Đó là giá trị tâm linh, cũng là giá trị tình cảm sâu sắc của người Việt, trở thành truyền thống tốt đẹp.

 
Tết Nguyên Đán - hay còn gọi là Tết Cả, Tết Ta, Tết Âm lịch, Tết Cổ truyền, Tết năm mới hay chỉ đơn giản: Tết. “Tết” chính là “tiết”. Hai chữ “Nguyên Đán” có gốc chữ Hán; “nguyên” có nghĩa là sự khởi đầu hay sơ khai và “đán” là buổi sáng sớm. Cho nên đọc đúng phiên âm phải là “Tiết Nguyên Đán”. Tết Nguyên Đán được người Việt Nam gọi với cái tên rất thân thương “Tết Ta”, là để phân biệt với “Tết Tây” (Tết Dương lịch).
 
Trong tiếng Hán, tháng có ngày đầu năm gọi là Nguyên nguyệt và ngày đầu của tháng ấy gọi là Nguyên Đán.
 
Theo lịch sử Trung Quốc, nguồn gốc Tết Nguyên Đán có từ đời Tam Hoàng Ngũ Đế và thay đổi theo từng thời kỳ.
 
Đời Tam Vương, nhà Hạ chuộng màu đen nên chọn tháng giêng, tức tháng Dần để tổ chức Tết. Nhà Thương thích màu trắng nên lấy tháng Sửu, tức tháng chạp, làm tháng đầu năm. Nhà Chu ưa sắc đỏ nên chọn tháng Tý, tức tháng mười một, làm tháng Tết.
 
Đời nhà Đông Chu, Khổng Phu Tử đổi ngày Tết vào một tháng nhất định là tháng Dần. Đời nhà Tần (thế kỷ 3 TCN), Tần Thủy Hoàng lại đổi qua tháng Hợi, tức tháng mười.
 
Cho đến khi nhà Hán, Hán Vũ Đế (140 TCN) đặt ngày Tết vào ngày đầu tháng Dần, tức tháng giêng. Từ đó về sau, trải qua các thời đại, không còn ông vua nào thay đổi thêm về thời gian của tháng Tết.
 
Đến đời Đông Phương Sóc, ông cho rằng ngày tạo thiên lập địa có thêm giống Gà, ngày thứ hai có Chó, ngày thứ ba có Lợn, ngày thứ tư sinh Dê, ngày thứ năm sinh Trâu, ngày thứ sáu sinh Ngựa, ngày thứ bảy sinh loài Người và ngày thứ tám mới sinh ra ngũ cốc.
 
Vì thế, ngày Tết thường được kể từ ngày mồng Một cho đến hết ngày mồng Bảy tháng giêng âm lịch.
 
Ý nghĩa của Tết Nguyên đán
 
Nguyên có nghĩa là khởi đầu và Đán có nghĩa là trọn vẹn. Vì thế, Nguyên Đán mang một hàm nghĩa rất nhân văn, đó là sự “khởi đầu trọn vẹn”. Đây cũng là dịp lễ tết đầu tiên của một năm tại những nước duy trì nét truyền thống này.
 
Chính vì hàm nghĩa nhân văn nói trên nên ngày Tết là dịp để mọi người hân hoan chúc cho nhau những điều tốt lành nhất cho năm mới và bỏ qua hết những xích mích đã làm mất lòng nhau trong năm cũ.
 
Trong những ngày này, người người hân hoan tay bắt mặt mừng và dành nhiều thời gian đến thăm họ hàng, bạn bè... Ngày Tết còn là ngày khởi đầu cho một hy vọng mới, một cố gắng mới, và một cuộc đời mới trong tương lai.
 
Tết Nguyên Đán không chỉ thể hiện sự giao giao cảm giữa trời đất và con người với thần linh trong quan niệm của người phương Đông. Mà thiêng liêng hơn cả đó chính là ngày đoàn viên của mọi gia đình. Mỗi khi Tết đến, dù làm bất cứ nghề gì, ở bất cứ nơi đâu đều mong được trở về sum họp dưới mái ấm gia đình trong 3 ngày Tết, được khấn vái trước bàn thờ tổ tiên, thăm lại ngôi nhà thờ, ngôi mộ, giếng nước, mảnh sân nhà,… được sống lại với những kỷ niệm đầy ắp yêu thương của tuổi thơ yêu dấu. “Về quê ăn Tết”, đó không phải là một khái niệm thông thường đi hay về, mà là một cuộc hành hương về với cội nguồn, nơi chôn rau cắt rốn.
 
Tết Nguyên đán với ý nghĩa sâu xa và mang tính thiêng, trang trọng là tiễn đưa năm cũ, chào đón, chúc tụng năm mới sức khỏe con người tốt hơn, sinh kế khá hơn, hạnh phúc cá nhân – gia đình bền vững hơn và khởi đầu từ ý thức hệ nông nghiệp, sau dần tỏa rộng trong đời sống con người toàn xã hội, song vẫn mang ý nghĩa nhân văn tốt đẹp.
 
Người Việt cho rằng, Tết Nguyên đán là cơ hội để thể hiện đạo lý “Uống nước nhớ nguồn” một cách sâu sắc, cụ thể nhất. Giá trị hướng về cội nguồn là giá trị tâm linh, cũng là giá trị tình cảm của người Việt với Tết Nguyên đán. Giá trị này đã trở thành nếp sống truyền thống tốt đẹp, bền vững.
 
Người ta tin rằng, vào dịp Tết Nguyên đán, tổ tiên cũng sẽ hiện diện trên bàn thờ gia tiên, ở nhà thờ họ để chứng kiến lòng thành của con cháu, và từ đó sẽ phù hộ cho con cháu được khỏe mạnh, làm ăn ổn định và sống hạnh phúc trong tình yêu thương giữa ông bà, cha mẹ, con cháu, vợ chồng. Đó là ý nghĩa tâm linh của Tết Nguyên đán.
 
Khi thắp nén hương, bày mâm cỗ cúng dâng tổ tiên trong dịp Tết Nguyên đán, người Việt mới thấy thỏa mãn và yên lòng trong cuộc sống tiếp theo khi bước vào năm mới.
 
Tết đến, người Việt chuẩn bị mọi điều kiện sống đầy đủ, có đạo đức, có truyền thống tốt. Chẳng hạn: ăn phải ngon, bổ dưỡng, khác hẳn ngày thường. Mặc phải đẹp, bất kể lứa tuổi nào, bất cứ giới nào: nam hay nữ, nông dân, thợ, kẻ sĩ hay chức sắc, lão bà hay lão ông.
 
Ai cũng thấy như phải gần gũi nhau hơn, nói những điều hay với ngôn ngữ chọn lọc. Chẳng hạn, Tết là phải chúc mừng nhau: sức khỏe, tuổi tác (trường thọ), chúc “làm ăn bằng năm, bằng mười năm ngoái”… Có phần ngoa ngôn, song vẫn êm tai và thực lòng. Cho nên, Tết đến, người ta vui vẻ, dịu hiền, là cơ hội để hòa giải những bất đồng, “giận đến chết đến Tết cũng thôi”.
 
Đó là giá trị đạo đức và giá trị thẩm mỹ mà người Việt muốn đạt tới và thường đạt tới. Cho nên, những ngày trong dịp Tết Nguyên đán thực sự là những ngày vui vẻ, hạnh phúc cho tất cả mọi người.

(ST)





Tin xem nhiều

Tin mới cập nhật