đèn gỗ

đèn gỗ trang trí

Nơi chỉ có người già và trẻ em

Đăng ngày 20/04/2016

Cuộc sống thôn quê khốn khó, người dân xã Thiệu Giao (Thanh Hóa) ồ ạt bỏ xứ vào Nam ra Bắc kiếm kế sinh nhai. Nơi vùng quê nghèo chỉ còn lại người già và trẻ nhỏ.
Cuộc sống thôn quê khốn khó, người dân xã Thiệu Giao (Thanh Hóa) ồ ạt bỏ xứ vào Nam ra Bắc kiếm kế sinh nhai. Nơi vùng quê nghèo chỉ còn lại người già và trẻ nhỏ.

Buổi trưa ngày mùa đông đầu tháng 12 ở xã Thiệu Giao (huyện Thiệu Hóa, Thanh Hóa) trời rét, mây mù xám xịt. Con đường bê tông chạy thẳng dẫn vào xã, rẽ qua thôn 2 vắng lặng.
 
Đi dọc hai bên đường có đến hàng chục căn nhà đóng kín cửa, rệu rã, hoang phế. Ghé qua vài con hẻm nhỏ mới bắt gặp một số hình ảnh người già và trẻ nhỏ.
 
Ông Lê Đình Doãi – Trưởng thôn 2 (xã Thiệu Giao) giãi bày, trai gái trong làng đến độ tuổi lao động đều bỏ xứ đi làm ăn xa. Vợ chồng trẻ mới cưới nhau về nhưng vì cuộc sống vất vả nên cũng khăn gói vào Nam ra Bắc.
 
"Cả thôn có 160 hộ, nhưng hiện có 100 hộ/500 nhân khẩu làm ăn ở xa. Nhiều nhà đi cả chục năm không về. Vợ chồng trẻ thì đa số gửi con nhỏ ở quê cho ông bà nuôi", ông Doãi nói.
 
Bố mẹ đi làm xa, Thắm sống với bà nội từ nhỏ. Ảnh: Nguyễn Dương.
 
Bà Lê Thị Ninh (55 tuổi, hàng xóm) góp chuyện, cũng vì nhà chỉ có 3 sào ruộng làm không đủ ăn mà ba người con theo nhau vào Nam kiếm kế sinh nhai.
 
"Chúng nó vào đó làm ăn rồi lập gia đình, sinh con đẻ cái. Tết có đứa về, đứa không. Thân già buồn tủi, lắm lúc nhớ con, nhớ cháu mà cũng đành chịu", bà Ninh tâm sự.
 
Mâm cơm 2 chiếc bát

Hơn 11h, tuyến đường liên thôn xã Thiệu Giao đỡ hiu quạnh, khi có từng nhóm học sinh tan trường.
 
Vừa về tới nhà, Lê Thị Thắm (học lớp 6, trường THCS xã Thiệu Giao, huyện Thiệu Hóa, Thanh Hóa) chưa kịp thay đồ đã tất tả vào bếp.  
 
Như mọi hôm, biết bà ra đồng về muộn, Thắm tự giác nấu cơm. Nhà nghèo, các món ăn cô bé nấu cũng rất đơn giản và nhanh. 11 tuổi, trông Thắm chững chạc hơn bạn bè đồng trang lứa nhưng khá rụt rè.
 
Nhìn mâm cơm chỉ có 2 chiếc bát, nữ sinh kể, bố mẹ cùng 2 em nhỏ vào Nam làm ăn, sinh sống cách đây đã 6 năm. Thắm sống với bà nội từ nhỏ đến lớn.
 
"Cháu với bà nhớ bố mẹ và các em lắm. Nhưng bố mẹ không làm ở trong đó thì không có tiền cho cháu ăn học. Có khi hết năm này, cháu xin bố mẹ chuyển vào đó vừa học vừa chăm em", Thắm chia sẻ.
 
Ông Nguyễn Chí Chung – Phó chủ tịch UBND xã Thiệu Giao cho biết, toàn xã có 7.787 nhân khẩu, 2.274 hộ gia đình.
 
Khoảng 20 năm qua, có tới 4.000 người đi làm ăn xa xin cắt khẩu khỏi địa phương. Trong đó, giai đoạn 1996 – 2002, trào lưu người trong độ tuổi lao động bỏ xứ đi làm ăn xa diễn ra rầm rộ với 80%.
 
Ở xã Thiệu Giao có hàng chục căn nhà bỏ hoang, rong rêu phủ đầy. Ảnh: Nguyễn Dương.
 
Theo vị Phó chủ tịch, người dân đi làm ăn xa xứ đa phần có cuộc sống khá giả hơn. Tuy nhiên, điều đó lại gây rất nhiều khó khăn cho công tác quản lý.
 
“Lúc đi có 2 vợ chồng, lúc về lại có tới 4 – 5 người, do họ sinh con ở trong đó. Có nhiều hộ đi làm ăn khấm khá lại cắt khẩu chuyển đi nơi khác, không quay về”, ông Chung nói.
 
Việc người dân đi làm ăn xa cũng ảnh hưởng tới tình hình phát triển kinh tế, xã hội của địa phương. Hiện, hầu hết người trong độ tuổi lao động đều làm ăn xa nên xã Thiệu Giao có gần 20 ha ruộng bỏ hoang.
 
“Xã muốn vận động toàn dân đóng góp để xây dựng Nông thôn mới thì người dân không có ở nhà. Năm 1998, chúng tôi phải cắt cử cán bộ vào tận trong Nam kêu gọi bà con góp tiền mới có kinh phí xây dựng tuyến đường liên thôn ngày nay”, ông Chung cho hay.
 
10 tuổi mới học lớp 1

Ngoài ra, việc người dân ồ ạt bỏ xứ đi miền Nam và các thành phố lớn mưu sinh còn để lại không ít hệ lụy cho việc học hành của con trẻ.
 
Người trẻ bỏ xứ đi làm ăn xa, ở Thiệu Giao chỉ còn lại hình ảnh quen thuộc là người già và trẻ nhỏ. Ảnh: Nguyễn Dương.
 
Cô Lê Thị Hồng – Hiệu trưởng trường Tiểu học Thiệu Giao cho biết, số lượng học sinh của trường suy giảm chóng mặt theo từng năm.
 
“Năm 1998 tôi về trường, số lượng học sinh lúc đó là trên 1.200 học sinh với số lớp dao động 38 đến 42 lớp. Nhưng cho đến nay, số lượng học sinh chỉ còn 9 lớp/ hơn 200 học sinh”, cô Hồng nhớ.
 
Cô Hồng bảo, vì bố mẹ các em đi làm ăn xa nên việc học của các em không được đến nơi, đến chốn. Phụ huynh các em bận mưu sinh, nên con cái gửi ở nơi giữ trẻ, nhà tình thương, có em còn không được đến trường. Khi được bố mẹ gửi về quê, các em lớn tuổi mới vào học lớp nhỏ.
 
Ở trường Tiểu học xã Thiệu Giao, có em 10 tuổi mới về học lớp 1, 15 tuổi mới học lớp 5.
 
"Có em còn không đọc thuộc bảng chữ cái. Năm nào nhà trường cũng mở thêm lớp phụ đạo, dạy thêm cho các em đi xa về”, cô Hồng nói.
 
(Nguyễn Dương/Zing)





Tin xem nhiều

Tin mới cập nhật