đèn gỗ

đèn gỗ trang trí

Một cộng đồng nghiện Facebook?

Đăng ngày 28/03/2015

Khi một người mở trang Facebook chính là họ đang sử dụng dịch vụ mạng xã hội, không khác gì chuyện họ đã sử dụng các loại hình dịch vụ truyền thống khác.
Khi một người mở trang Facebook chính là họ đang sử dụng dịch vụ mạng xã hội, không khác gì chuyện họ đã sử dụng các loại hình dịch vụ truyền thống khác.

Cảm giác tự do
 
Tất nhiên sử dụng dịch vụ Facebook (FB) hay Twitter… họ có quyền tự do hoặc cảm giác được tự do hơn, bởi vì các loại hình dịch vụ này được thiết kế – lập trình với hình thức và nội dung từ những quốc gia mà tự do ngôn luận là đệ tứ quyền.
 
Nói như vậy để hiểu xa hơn, khi được tự do hơn, người ta có thể ý thức sử dụng trang FB của mình thành một dạng tác phẩm – nhật ký cá nhân hay một tờ báo – cá nhân.
 
Hiện nay đang có hai nguồn tin về lượng người dùng FB tại Việt Nam. Nghiên cứu của We Are Social cho rằng, lượng người dùng FB đã tăng từ 8,5 triệu người, sau năm 2012 lên 12 triệu người.
 
Với tốc độ phát triển “dân số Phây“ mỗi tháng có gần 1 triệu người, có thể đến nay số người Việt có trang FB vào khoảng 15 – 20 triệu. Dù không thể thống kê chính xác thì mỗi cư dân FB đều biết mình thuộc về “quốc gia” được xếp hạng phát triển mạng FB hàng đầu hành tinh.
 
Hẳn nhiên những triệu chứng ăn, làm việc, học, đi vệ sinh, thậm chí trước và sau lúc làm tình cũng vô “Phây”, bấm like, viết status, post hình… đang khiến không ít người toàn phần vật vã – sướng với “Phây”.
 
Tự mỗi cư dân “Phây”, cứ gõ xong mật khẩu là thấy trang chủ chình ình các thành viên gia đình, bạn bè, đồng nghiệp, dòng họ, chòm xóm mình và dù không dùng chất kích thích cũng phải gào lên: Trời ơi, các fan này không ngủ sao ta!
 
Mọi ngóc ngách sinh hoạt cá nhân, nhóm, hội đều tuốt tuồn tuột ào lên “Phây”. Chẳng cần mướn thám tử, chẳng cầu thần linh vẫn theo dõi được sạch bách từng hành vi, cử chỉ, ánh mắt, ngôn ngữ cho đến ý nghĩ.
 
Nói chung không thể kể hết việc các cư dân “Phây” phơi toàn bộ đời tư của mình và có khi của người khác lên “Phây” như phơi đủ loại quần áo dơ sạch, rách lành… ở ngoài ánh nắng.
 
Tích cực với Facebook và nghiện “Phây”
 
Bây giờ, đặt ra vấn đề là có hay không hiện tượng không ít cá nhân nhiễm virút “Phây” và bệnh chứng nghiện “Phây”. Và quan điểm xếp những cư dân tích cực FB đến mức hết chỗ chê vào chứng nghiện “Phây” có đúng không?
 
Tích cực với FB và nghiện “Phây” là hai tư thế cư dân mạng cá nhân hoàn toàn khác nhau.
 
Nếu bạn muốn biến trang nhà mình thành một một tác phẩm – nhật ký cho phép chia sẻ với cộng đồng thì phẩm chất cá nhân trong ý thức, ngôn ngữ, hành vi… người văn minh của bạn là chuẩn mực để bạn được tôn trọng và sáng rõ trong sự tôn trọng của bạn với cộng đồng FB.
 
Bạn sẽ hình thành quan điểm rằng, dịch vụ FB mà bạn đang sử dụng chính là phương tiện tối ưu để một người Việt chứng minh phẩm chất cá nhân mà vốn trước đây không có phương tiện minh chứng trước một cộng đồng hàng triệu người.
 
Việc trào lưu thông tin toàn cầu chuyển quyền lực từ trung tâm của các tập đoàn thông tin khổng lồ sang vùng ngoại vi các trang thông tin sử dụng vụ mạng xã hội nơi nối kết các dịch vụ thông tin cá nhân, đã cho thấy giá trị có tính cách mạng của đời sống thông tin nhân loại.
 
Nếu bạn muốn mở rộng dịch vụ FB như một trang báo cá nhân thì đồng nghĩa với việc bạn phải có trách nhiệm và chịu trách nhiệm về dân sự trên cơ sở nội dung thông tin mà bạn hướng đến cộng đồng là sự thật.
 
Như vậy, với hàng triệu người tích cực với dịch vụ mạng FB trọn nghĩa, không bao giờ là hiện tượng nghiện “Phây”. Trái lại, dù người nghiện với cả một cộng đồng cũng hàng triệu người, đám đông đó đang sử dụng dịch vụ văn hoá – văn minh nhất như một thứ phương tiện để tự sướng có thể cá nhân đó đang huỷ hoại dần tư cách và phẩm chất.
(TGTT)





Tin xem nhiều

Tin mới cập nhật