đèn gỗ

đèn gỗ trang trí

Hình ảnh "chỉ nhìn thôi đã run sợ" của môn thể thao đã cướp đi mạng sống của phượt thủ Anh

Đăng ngày 11/06/2016

Ngay từ những hôm đầu khi đọc được thông tin mất tích của Aiden mình đã vào Facebook cậu ấy xem ảnh, và nhanh chóng biết được cậu ấy chơi Free Soloing (căn cứ vào bức ảnh bàn tay dùng bột Magie bên dưới và album gần đây nhất được cậu ấy Upload lên FB) Lúc ấy mình đã nghĩ rằng sẽ còn rất ít hy vọng tìm thấy cậu ấy còn sống..." - Trích dẫn đoạn chia sẻ của T.N.S
Free Soloing, một môn thể thao leo núi còn khá mới mẻ ở Việt Nam được cho là nguyên nhân dẫn đến tử vong của phượt thủ người Anh Aiden Shaw Webb.
 
Như tin đã đưa, 21h tối 10/6, cơ quan chức năng tỉnh Lào Cai đã bàn giao thi thể "phượt thủ" người Anh Aiden Shaw Webb cho gia đình. Ngoài ra, đại diện công an huyện Sa Pa cũng cho biết, nạn nhân tử vong không phải do yếu tố hình sự mà do bị thương nặng dẫn tới tử vong.
 
Ngay sau khi thông tin về việc phượt thủ người Anh tử vong khi đang chinh phục đỉnh Fansipan đăng tải trên các phương tiện truyền thông đại chúng đã xảy ra nhiều luồng ý kiến trái chiều xung quanh sự việc này.
 
Nhiều ý kiến cho rằng, việc phượt thủ tử vong một phần do bản thân nạn nhân chủ quan về khả năng chinh phục của mình, quá mạo hiểm khi một mình chọn cung đường khó nhất để đi. Một số ý kiến thì nói rằng giá như đội cứu hộ đến sớm hơn, triển khai nhanh chóng và sử dụng các phương tiện tìm kiếm hiện đại thì sẽ cứu được nạn nhân.
 
Giữa nhiều luồng ý kiến mổ xẻ về nguyên nhân khiến phượt thủ người Anh tử nạn trong khi leo núi, một Facebooker có tên T.N.S đã đăng tải một chia sẻ của mình lên mạng xã hội và nhận được sự ủng hộ của nhiều người với hơn 10.000 lượt like, hơn 1000 lượt chia sẻ và hơn 400 bình luận.
 
"Free Soloing - Chắc hẳn rất nhiều bạn chưa bao giờ nghe thấy từ này - Đây là cái tên môn thể thao mạo hiểm mà @Aiden Webb đã chơi để nhắm đến đỉnh Fansipan, môn chơi luôn đứng giữa sự sống và cái chết, thậm chí phải trả giá bằng chính tính mạng mình... Một bộ môn không bao giờ xuất hiện trong bất cứ cuộc thi nào vì nó được đánh giá là điên rồ, nguy hiểm và dũng cảm nhất trên hành tinh bởi người chơi luôn phải đối diện với tử thần.

Ngay từ những hôm đầu khi đọc được thông tin mất tích của Aiden mình đã vào Facebook cậu ấy xem ảnh, và nhanh chóng biết được cậu ấy chơi Free Soloing (căn cứ vào bức ảnh bàn tay dùng bột Magie bên dưới và album gần đây nhất được cậu ấy Upload lên FB) Lúc ấy mình đã nghĩ rằng sẽ còn rất ít hy vọng tìm thấy cậu ấy còn sống..." - Trích dẫn đoạn chia sẻ của T.N.S 
 
 
Dòng chia sẻ của một Facebooker được nhiều người ủng hộ.
 
Đúng như lời chia sẻ của  Facebooker T.N.S, chàng phượt thủ người Anh có lập một album ảnh riêng trên Facebook cá nhân của mình nói về hành trình những ngọn núi mà anh chinh phục trong đó có cả những bức ảnh ở Việt Nam và đặc biệt, Aiden Webb có nhắc đến môn thể thao Free Soloing.
 
Bộ môn leo núi vốn không còn lạ lẫm với những người chơi thể thao mạo hiểm. Nhưng một biến thể của bộ môn này - Free soloing, lại được rất ít người biết đến, và đây không chỉ đơn thuần là thể thao mạo hiểm mà là một thử thách đặt người chơi vào ranh giới sống - chết.
 
Bộ môn Free Soloing- hay còn gọi là tay không leo núi, thực tế không được coi là một môn thể thao mạo hiểm bởi quá ít người biết và tham gia bộ môn nguy hiểm chết người này. Với phần ít người tham gia, đây là một bộ môn điên rồ, nguy hiểm, dũng cảm nhất trên hành tinh khi luôn phải đối diện với tử thần.
 
Người chơi không mang theo bất cứ dụng cụ hỗ trợ nào khác ngoài một túi đựng bột Ma-giê để bôi lên tay nhằm tăng ma sát khi bám vào các tảng đá trơn trượt. Free soloing không sử dụng bộ đồ an toàn, dây thừng hay bất cứ gì khác mà chỉ đơn thuần là leo vách đá một cách tự do nhất có thể.
 
 
Album ảnh của phượt thủ người Anh trên Facebook có nhắc đến môn thể thao Free soloing.
 
Bột Ma-giê để bôi lên tay nhằm tăng ma sát trên tay phượt thủ người Anh.
 
Nhiều tay leo núi coi Free soloing như một trải nghiệm sâu lắng nhất, một sự nhận thức và ý thức rõ ràng về cơ thể con người. Free soloing không cho phép bất cứ sai sót nào xảy ra, vì vậy người chơi không thể nghĩ đến gì khác ngoài việc phải nắm chặt vào bất cứ thứ gì để không bị rơi xuống vách đá cheo leo.
 
Người mới chơi môn thể thao này thường hay chọn những vách núi đã được biết đến. Nhưng những tay chơi lão luyện thì không có giới hạn về địa điểm và thường tìm đến bất cứ vách đá dựng đứng nào để thử thách bản thân. Do đó, có thể dễ dàng hiểu vì sao chàng phượt thủ người Anh, một tay leo núi chuyên nghiệp, có kinh nghiệm đã lựa chọn cung đường khó nhất để thử thách mình chinh phục đỉnh Fansipan. 
 
Dù người chơi có trải qua quá trình luyện tập thế nào đi nữa thì việc đối diện với cái chết đang cận kề vẫn sẽ đưa não bộ của họ đến chỗ kích thích tột độ và ở trong trạng thái giành giật giữa sống và chết.
 
Đây là môn thể thao mạo hiểm, ranh giới giữa sự sống và cái chết rất mong manh.
 
Free soloing là môn thể thao ít người dám thử.
 
Free soloing là môn thể thao gần nhất với cái chết.
 
Những người giàu kinh nghiệm thường tìm đến bất cứ vách đá dựng đứng để thử thách bản thân.
 
Chỉ một chút sơ suất tính mạng sẽ ngàn cân treo sợi tóc.
 
Cho đến nay, chưa có tổ chức nào từng thống kê về số người thiệt mạng trong bộ môn này, nhưng tất cả các ý kiến đều cho rằng Free soloing là môn thể thao gần nhất với cái chết, hơn bất cứ môn nào khác. Free soloing không có chấn thương, không có tai nạn… gần như bất cứ sơ sảy nào đều dẫn đến cái chết tức thì.
 
Có thể thấy, với một người có niềm đam mê leo núi, thích mạo hiểm như Aiden Webb việc lựa chọn môn thể thao này cũng là điều dễ hiểu. Việc phán xét hay thắc mắc cho đến lúc này có lẽ đã không còn ý nghĩa nữa. Aiden Webb đã thỏa mãn được niềm đam mê của mình, anh ấy đã được trở về trong vòng tay của người thân và để lại nhiều bài học sâu sắc cho mỗi người.

(Trithuctre)





Tin xem nhiều

Tin mới cập nhật