đèn gỗ

đèn gỗ trang trí

Về đất quan họ, thưởng thức những món ăn 'có một không hai'

Đăng ngày 22/01/2015

Bánh làm từ gạo nếp với nhiều công đoạn và quy trình phức tạp. Sau khi gói và luộc bánh xong, người ta tháo bỏ dây rơm, úp bụng hai chiếc bánh vào nhau rồi dùng lạt đỏ buộc thành cặp. Bánh phu thê ăn có vị dẻo, ngọt ngậy và rất khó quên.
Vùng đất Bắc Ninh có nhiều món ăn ngon độc đáo, giàu nét văn hóa truyền thống.
 
Bánh phu thê
 
Bánh phu thê là đặc sản nức tiếng của quê hương quan họ. Bánh được dùng trong lễ ăn hỏi, chạm ngõ, đám cưới của người dân Kinh Bắc. Bánh tượng trưng cho tình yêu đôi lứa và hạnh phúc lâu bền của các cặp vợ chồng.
 
Bánh làm từ gạo nếp với nhiều công đoạn và quy trình phức tạp. Sau khi gói và luộc bánh xong, người ta tháo bỏ dây rơm, úp bụng hai chiếc bánh vào nhau rồi dùng lạt đỏ buộc thành cặp. Bánh phu thê ăn có vị dẻo, ngọt ngậy và rất khó quên.
 
 
Bánh tẻ làng Chờ
 
Bánh tẻ (bánh răng bừa) là một thứ bánh truyền thống xuất hiện ở nhiều tỉnh thành miền Bắc. Tuy nhiên, nổi tiếng nhất là bánh tẻ làng Chờ (Bắc Ninh). Bánh có hình thuôn dài, làm từ bột tẻ bọc lá chuối và nhân thịt.
 
Bánh tẻ làng Chờ có vị đậm, béo, nồng nàn rất khó quên. Bánh tẻ cũng là thức ăn sáng quen thuộc của nhiều học sinh, sinh viên vùng Kinh Bắc.
 
 
Bánh tẻ nên ăn khi còn nóng
 
Cháo Thái
 
Cháo Thái là món ăn gắn với sự tích Trạng nguyên Lê Văn Thịnh về thăm Đình Tổ. Cháo Thái có mặt trong các dịp lễ lớn của làng và trở thành một nét văn hóa vô cùng độc đáo.
 
Cháo Thái được nấu bằng các nồi lớn. Gạo sau khi đã ngâm được đem xay nhuyễn rồi để khô. Nhào bột gạo thật kỹ với nước rồi nặn thành một phên to. Dùng dao thái phên bột thành những lát mỏng, thả vào nồi nước dùng đang sôi.
 
Xương lợn được ninh để lấy nước làm nước dùng, ngoài ra có thể cho thêm thịt lợn băm hoặc thịt gà xé nhỏ. Cháo Thái ăn có vị béo bùi rất thơm ngon, hấp dẫn.
 
 
Bánh khúc làng Diềm
 
Bánh khúc là một đặc sản nổi tiếng của người dân làng Diềm (Yên Phong - Bắc Ninh). Nguyên liệu làm bánh khúc bao gồm: Gạo nếp, đỗ xanh, thịt lợn, rau… Bánh khúc tuy đơn giản nhưng đòi hỏi người chế biến phải rất công phu, tỉ mẩn.
 
Bánh khúc thường được ăn chung với muối vừng, muối lạc. Bánh để lại hương vị dẻo, thơm rất dễ ăn. Ngày nay, bánh khúc đã xuất hiện trên nhiều tỉnh, thành của cả nước.
 
 
Tương Đình Tổ
 
Tương Đình Tổ (Thuận Thành) cũng là một đặc sản khó bỏ qua khi đến với vùng đất Kinh Bắc. Tương được chế biến từ ngô, ngoài ra còn có đỗ tương và gạo nếp cái hoa vàng. Tất cả đều được ủ và lên men tự nhiên không dùng bất kỳ một loại hoá chất hay men phụ trợ nào.
 
Chế biến Tương Đình Tổ phải trải qua nhiều công đoạn hết sức phức tạp, nên chỉ được người Đình Tổ truyền trong nội bộ các gia đình. Tương Đình Tổ xuất hiện hàng ngày trong các bữa ăn của người dân nơi đây. Hương vị thơm ngon, an toàn mà dung dị của thứ tương này đã khiến nhiều du khách say đắm mỗi khi ghé vùng đất quan họ.
 
 
(Baodatviet)





Tin xem nhiều

Tin mới cập nhật