đèn gỗ

đèn gỗ trang trí

Nhà thiết kế Việt “vừa ăn cướp, vừa la làng”

Đăng ngày 25/11/2014

Bạn có thể thành công khi đứng trên vai người khổng lồ, nhưng bạn sẽ nhanh chóng thất bại khi tưởng nhầm rằng mình là người khổng lồ.
(TGGĐ) - Bạn có thể thành công khi đứng trên vai người khổng lồ, nhưng bạn sẽ nhanh chóng thất bại khi tưởng nhầm rằng mình là người khổng lồ.
 
Bên thềm Miss World 2014 được tổ chức tại London, hoa hậu biển Nguyễn Thị Loan đã có buổi làm việc cùng nhà thiết kế Võ Việt Chung và thử trang phục áo dài sẽ mặc trong các hoạt động khuôn khổ cuộc thi.
 
Trong số các bộ áo dài được Võ Việt Chung thiết kế, gây chú ý là bộ áo dài đen đính ren và đáp vải kẻ caro trước ngực, bởi họa tiết caro này được cho là đã được đăng ký bảo hộ độc quyền bởi thương hiệu Burberry.
 
Áo dài Nguyễn Thị Loan do Võ Việt Chung thiết kế mang họa tiết đặc trưng của nhà Burberry.
 
Trả lời trước báo chí, nhà thiết kế nói rằng: “Đó không phải là mượn thương hiệu nổi tiếng để ăn theo mà tôi thích sự sáng tạo như thế. Đó là ý tưởng về việc kết hợp giữa nét truyền thống và hiện đại của làng thời trang”.
 
Cách nói của Võ Việt Chung, về sự sáng tạo, là một sự trơ tráo đến lạ lùng.
 
Những ai am hiểu về thời trang nói chung, và nhãn hàng Burberry nói riêng, đều biết về họa tiết caro này như là một trong những họa tiết độc quyền của Burberry với bốn màu đặc trưng camel, đen, trắng và đỏ, thường xuất hiện trên các sản phẩm túi xách và áo măng tô của hãng. Họa tiết này đã được hãng đăng ký quyền bảo hộ kiểu dáng công nghiệp trên toàn thế giới.
 
Họa tiết này còn được đặt tên riêng với tên gọi: “Haymarket Check”, có thể nói là một trong những họa tiết nổi tiếng nhất của nhãn hàng Burberry, một trong những bộ mặt nhận diện thương hiệu của hãng.

Họa tiết Haymarket Check (Hình ảnh từ Google Search Image)
 
Năm 2013, đã từng có một vụ lùm xùm tại Trung Quốc cũng liên quan tới họa tiết caro độc quyền này của Burberry, và hãng mốt danh tiếng này đã khẳng định: "Họa tiết carô vẫn do Burberry sở hữu độc quyền, không hãng nào được phép sử dụng nó nếu không có sự cho phép của chúng tôi".
 
Vì vậy, hành động ghép họa tiết của một nhãn hàng nổi tiếng, lên một sản phẩm mang dấu ấn cá nhân, một sản phẩm áo dài mà khi đăng tải lên các phương tiện truyền thông sẽ được dán nhãn “Made by Võ Việt Chung”, thì chúng ta nên hiểu đây là một sự thiếu hiểu biết hay là một sự trơ trẽn công khai?
 
Những hệ lụy khôn lường
 
Chúng ta hẳn chưa quên, mới đây thôi, chỉ vì sự cố liên quan đến bản quyền tác giả của một tác phẩm âm nhạc, đã làm một bộ phim tới giờ vẫn chưa thể trình chiếu. Dẫu sự cố đó không thể được miêu tả một cách chính đáng bởi luật, và cậu bé tác giả bài hát đã bị đì một cách hơi quá đáng, nhưng thiết nghĩ, việc đó đã gióng lên một hồi chuông cảnh tỉnh cho những người làm nghệ thuật, làm nghề sáng tạo ở Việt Nam trong thời buổi hội nhập thế giới.
 

Họa tiết carô nổi tiếng xuất hiện trên các sản phẩm của thương hiệu thời trang Anh.
 
Thử tưởng tượng, nếu như chiếc áo dài với những họa tiết caro được dùng trái phép xuất hiện trên sàn diễn Miss World cả thế giới đang hướng về, và khi cả thế giới biết được hoa hậu Việt Nam đang sử dụng một chiếc áo dài với những yếu tố chưa được sự cho phép của nhãn hàng thời trang đang sở hữu bản quyền, họ sẽ nghĩ về chúng ta ra sao?
 
Không mập mờ như chuyện một tác phẩm âm nhạc bên trên, việc vi phạm bản quyền sở hữu trí tuệ đối với chiếc áo dài này đã là quá rõ ràng đối với nhà thiết kế Võ Việt Chung. Đây không phải là một hành động sáng tạo, mà nó là ăn cướp.
 
Anh ăn cướp một cách trái phép, anh vẫn nhận là của mình trên báo đài, đó là hành vi“vừa ăn cướp, vừa la làng”.
 
Chúng ta cần phải có những sự nghiêm khắc hơn nữa đến từ phía các nhà quản lý, một sự nghiêm túc hơn nữa trong việc sáng tạo nghệ thuật và tôn trọng quyền sở hữu trí tuệ đến từ những người nghệ sĩ, vì một Việt Nam hội nhập và phát triển, những hành vi đi ngược lại những quy chuẩn quốc tế, cần sớm được răn đe và loại trừ.
 
Tần Ngần





Tin xem nhiều

Tin mới cập nhật