đèn gỗ

đèn gỗ trang trí

“choáng ngợp” trước 10 không gian nghệ thuật “Cục Im Lặng”

Đăng ngày 30/12/2019

Triển lãm Thời trang Nguyễn Công Trí và Nghệ thuật Đương đại “Cục Im Lặng” diễn ra từ ngày 27/12 – 29/12. Triển lãm lần đầu tiên xuất hiện ở Việt Nam và được giới mộ điệu mong chờ nhất dịp cuối năm 2019 bởi sự choáng ngợp trong tầm vóc và quy mô mang tầm quốc tế

Triển lãm Thời trang Nguyễn Công Trí và Nghệ thuật Đương đại “Cục Im Lặng” diễn ra từ ngày 27/12 – 29/12. Triển lãm lần đầu tiên xuất hiện ở Việt Nam và được giới mộ điệu mong chờ nhất dịp cuối năm 2019 bởi sự choáng ngợp trong tầm vóc và quy mô mang tầm quốc tế

 

Triển lãm “Cục Im Lặng” mang đến mười điểm chạm nghệ thuật khác lạ được khơi nguồn từ các tác phẩm của Nguyễn Công Trí. Hành trình hai thập kỉ đắm mình trong thế giới thời trang của Nguyễn Công Trí được thể hiện qua các góc nhìn đương đại của mười nghệ sĩ, bao gồm: Nghệ sĩ Thị giác Ngô Đình Bảo Châu; Nghệ sĩ múa, Biên đạo múa Đương đại Ngô Thanh Phương; Kiến trúc sư VUUV; Nghệ sĩ Thị giác LU YANG; Nghệ sĩ Thị giác Trương Công Tùng; Nghệ sĩ, Nhà Giáo dục múa đương đại Alexander Tú; Nhiếp ảnh gia Hứa Như Xuân; Nghệ sĩ Thị giác Tùng Khỉ (Crazy Monkey); Nghệ sĩ Thị giác Truc-Anh và Đạo diễn, nhà Sản xuất phim Bảo Nguyễn.

 
Tái hiện “lược sử thời gian” trong hành trình sáng tạo nghệ thuật của Nguyễn Công Trí, Triển lãm “Cục Im Lặng” được tạo nên từ một lối đi vòng cung độc tuyến, đưa người xem vào những  miền kí ức thâm sâu nhất của Nguyễn Công Trí với thời trang. Sự kết hợp liên hoàn giữa nghệ thuật cùng nghệ thuật, trải dài suốt mười không gian đậm tính duy mĩ quả thật mĩ diệu. Lần đầu tiên. Hiếm hoi. Những tác phẩm của nhà thiết kế Nguyễn Công Trí được đem trở lại công chúng thưởng lãm. Lấy cột mốc NO.1 ra đời năm 2010. Đến nay. 2019. Cả một tuổi trẻ thanh xuân chứ chẳng ngắn.

 

NO.1 (TRẮNG) X NGHỆ SĨ THỊ GIÁC NGÔ ĐÌNH BẢO CHÂU

 

Ngô Đình Bảo Châu là nghệ sĩ thị giác nức danh, nhận được sự chú ý của giới hàn lâm nghệ thuật trong nước và quốc tế. Ngô Đình Bảo Châu được ngưỡng mộ bởi khả năng linh hoạt trong việc ứng dụng nhiều cách thức biểu đạt nghệ thuật như hội hoạ, sắp đặt hay điêu khắc trên các nền chất liệu mang đậm tính mĩ thuật.

 

 

“Câu chuyện về những truy vấn bản thân thời chập chững mới vào đời vào nghề” là khởi điểm trong bộ tác phẩm lần này của Ngô Đình Bảo Châu, đối thoại với bộ sưu tập No.1 của Nguyễn Công Trí, nơi màu trắng tinh khôi là điểm gặp gỡ đầu tiên giữa nghệ sĩ và nhà thiết kế. Người xem như được bước vào thế giới của sự truy vấn kí ức và tâm lý do Nguyễn Công Trí và Bảo Châu cùng mở ra.

 

NO.2 (CÃI LẠI) x NGHỆ SĨ MÚA, BIÊN ĐẠO MÚA NGÔ THANH PHƯƠNG 

 

Gian phòng thứ 2 là không gian của những nhịp múa nghệ thuật được trình chiếu trên một màn hình rộng tưởng như vô cùng. Tinh thần của những mẫu thiết kế được tái-cấu-trúc từ tà áo dài Việt Nam trong bộ sưu tập NO.2 của Nguyễn Công Trí được biên đạo múa đương đại Ngô Thanh Phương thể hiện qua vở múa “The Talks”.

 

NO.3 (CẢM) x VĂN PHÒNG KIẾN TRÚC VUUV

 

 

Không gian sáng tạo đầy duy mĩ của văn phòng kiến trúc VUUV là một biến thể từ ngôn ngữ đan lát tre nứa truyền thống, đem lại một luồng gió mới cho nghệ thuật thủ công Việt Nam, vận dụng vào bố cục không gian nhằm tạo ra bầu không khí kiến trúc dung chứa con người.

 

NO.4 (CẮT LỚP) X NGHỆ SĨ THỊ GIÁC LU YANG

 

Nghệ sĩ thị giác Lu Yang được sớm được biết đến trong giới làm sáng tạo với loạt triển lãm solo trên khắp thế giới. Đến với gian phòng NO.4, giới mộ điệu hẳn sẽ “rùng mình” bởi sự sáng tạo đặc biệt của Lu Yang qua tác phẩm video nổi tiếng nhất và cũng đầy khiêu khích của cô: “Mạn Đà La Hoang Tưởng” (2015).

 

 

NO.5 (TRÓI) X NGHỆ SĨ THỊ GIÁC TRƯƠNG CÔNG TÙNG

 

Gian phòng NO.5 là thế giới quan nghệ thuật ấn tượng của nghệ sĩ thị giác Trương Công Tùng, được tạo ra từ những chiêm nghiệm thẳm sâu trong nhiều năm quan sát và nghiên cứu về khoa học, vũ trụ và triết học.

 

 

Ý niệm về “sự vây hãm của con người trước những cám dỗ từ tiện nghi vật chất hiện đại” trong bộ sưu tập NO.5. Trói của nhà thiết kế Nguyễn Công Trí được nghệ sĩ Trương Công Tùng đặc biệt đồng cảm. Nếu nhìn vào trang phục của nhà thiết kế, ta thấy sự ẩn dụ về chiếc lồng giam giữ con người; thì tác phẩm của Công Tùng tựa như một lời ám chỉ ngầm cho trạng thái nhân loại đang mắc kẹt dưới “hang động” của kỉ nguyên công nghệ.

 

NO.6 (NẤM) X NGHỆ SĨ, BIÊN ĐẠO, NHÀ GIÁO DỤC MÚA ALEXANDER TÚ

 

Tại gian phòng NO.6 Trói, Alexander Tú mang chất liệu nghệ thuật dân gian cùng tinh thần Việt đến với công chúng, thông qua kĩ thuật vũ đạo mang hơi thở thời đại.

 

NO.7 (CẢM ƠN SÀI GÒN) X NHIẾP ẢNH GIA HỨA NHƯ XUÂN

 

Nhiếp ảnh gia Hứa Như Xuân nổi tiếng trong giới thời trang với những bộ hình nghệ thuật hợp tác cùng các tạp chí danh giá trong nước và quốc tế. Được đào tạo bài bản tại Paris về Nhiếp ảnh, Điện ảnh và Lịch sử nghệ thuật, các sáng tạo của Hứa Như Xuân phong phú những câu chuyện thị giác được biểu thị toàn vẹn, đầy mĩ cảm. Trong triển lãm này, Hứa Như Xuân lần đầu thử nghiệm nghệ thuật sắp đặt dành riêng cho NO.7 của Nguyễn Công Trí – một bộ sưu tập đầy tính hoài niệm về Sài Gòn.

 

NO.8. (TIẾNG VỌNG) X NGHỆ SĨ THỊ GIÁC TÙNG KHỈ (CRAZY MONKEY)

 

 

Các sáng tạo của Tùng Khỉ tập trung vào nghệ thuật trình chiếu kĩ thuật số thời gian thực. Anh thể nghiệm những hình ảnh hoạt hoạ thú vị hay các luồng ánh sáng 3D độc đáo, kết hợp cùng video nghệ thuật để tạo ra chuỗi liên hoàn những hiệu ứng duy mĩ độc bản trong từng khoảnh

 

NO.9 (LÚA) X NGHỆ SĨ THỊ GIÁC TRUC-ANH

 

 

Gian phòng NO.9. Lúa được nghệ sĩ thị giác Truc-Anh tái hiện với không gian nghệ thuật đặc sắc, được đầu tư công phu đến từng chi tiết nhỏ. Nghệ sĩ Truc-Anh thích thú với cách tiếp cận của Công Trí trong bộ sưu tập NO.9 khi anh không phản đối những điều vốn được xem là trái ngược nhau, như truyền thống và tính đương thời, hình học chính xác và dáng vẻ hữu cơ, ruộng lúa nông thôn và khoa học viễn tưởng.

 

 

NO.10 (EM HOA) X ĐẠO DIỄN, NHÀ SẢN XUẤT PHIM BẢO NGUYỄN

 

Kết thúc chuyến du ngoạn vào tâm hồn của nhà thiết kế Nguyễn Công Trí là gian phòng nghệ thuật của Đạo diễn, Nhà sản xuất phim Bảo Nguyễn. Những thước phim “Trong Khu Rừng, Có Một Cánh Cửa” được “dệt” nên từ bộ sưu tập nổi tiếng “Em Hoa” của “anh cả làng thời trang

 

Ảnh: Kiếng Cận, Đại Ngô, Kim Bánh Trôi Nước, Trang Nguyễn

(Phượng Hoàng)






Tin xem nhiều

Tin mới cập nhật