đèn gỗ

đèn gỗ trang trí

Hà Trần - Thu Phương: Chẳng ai có thể là Diva!

Đăng ngày 26/11/2015

Xét ở góc độ “gây ảnh hưởng mạnh mẽ đến người khác” để khẳng định một nữ danh ca có là Diva hay không, thì cả Trần Thu Hà và Thu Phương chẳng ai phù hợp với tiêu chí này.
Xét ở góc độ “gây ảnh hưởng mạnh mẽ đến người khác” để khẳng định một nữ danh ca có là Diva hay không, thì cả Trần Thu Hà và Thu Phương chẳng ai phù hợp với tiêu chí này.
 
Đã từ lâu, khái niệm "Diva" đã thoát ra khỏi nguồn gốc mang tính nghề nghiệp và trở nên thông dụng trong ngành công nghiệp giải trí, trong nhà hát và nghệ thuật trình diễn.
 
Người ta đã xây dựng tiêu chí chuẩn để xây dựng một Diva trên nền âm nhạc thế giới là phải có một hoặc hội tụ đủ hai yếu tố sau: Một giọng hát tuyệt vời, âm vực rộng.
 
Có lối trình diễn cuốn hút, làm chủ sân khấu, gây ấn tượng và đặc biệt: "Gây ảnh hưởng đến người khác".
 
Trên thế giới đã có nhiều ngôi sao được tôn vinh là Diva đầy thuyết phục với những Whitney Houston, Sarah Brightman, Mariah Carey, trẻ hơn thì có Adele.
 
Một ngôi sao kỳ cựu như Madona cũng không được công chúng công nhận là Diva dù cô nổi tiếng trên toàn thế giới, có nhiều đóng góp cho âm nhạc và đốt nóng các sân khấu ca nhạc qua nhiều thập kỷ.
 
Dĩ nhiên, so sánh Diva Việt với thế giới sẽ có nhiều khập khiễng vì thị trường nhạc Việt vẫn đang là con số không với thế giới.
 
Dù chúng ta đã có danh ca Bạch Yến mang hình ảnh Việt Nam đi khắp địa cầu qua giọng hát của cô, nhưng đó là nhạc dân gian của ông bà ta mà Bạch Yến (tôi sẽ đề cập ở bài sau), là chiếc cầu nối mang vốn quý đó đi giao lưu với nhân loại.
 
Tuy nhiên, với khán giả Việt thì tiêu chí Diva cũng nên và cũng đã được áp dụng. Xét trong cả nền tân nhạc, chúng ta có nhiều người đáng được tôn vinh như Thái Thanh, Lê Dung.
 
Tuy nhiên, Diva đương đại, nhiều người cho rằng chỉ mỗi Thanh Lam là xứng đáng. Hồng Nhung, Mỹ Linh chỉ dừng lại ở ngôi sao của một giai đoạn. Ai thích thì tôn vinh nhưng so theo tiêu chí thì hơi… gượng.
 
Nhưng Thu Phương và Trần Thu Hà thì không.
 
Chiếc áo Diva quá rộng với cả Thu Phương và Hà Trần?

Họ đều là những người có xuất phát điểm không cao trong âm nhạc như một thứ nội lực kinh khủng. Âm vực ngắn, đã khiến cả hai trong nhiều năm, dù đi hát chung ở vũ trường nhưng đều không đủ bật sáng lên.
 
Thời kỳ “Làn sóng xanh” đã ghi danh nhiều tên tuổi chứ không riêng Hà và Phương. Họ nổi lên như những bông hoa khác trong vườn hoa âm nhạc gây nhiều tranh cãi lúc đó.
 
Nhưng, Hà thì lúc trồi lúc trụt. Phương thì hát bình bình như thế, dễ nghe, dễ chịu nhưng chưa bao giờ thành một thứ lửa thiêu đốt sân khấu.
 
Khi thị trường thoái trào, hai ngôi sao này cũng có dấu hiệu của sự xuống sức hút ở thị trường trong nước, cũng là lúc cả Hà và Phương đều chọn con đường đến với một thị trường khác cùng với việc kết hôn.
 
Ở bên đó, Hà gần như “chìm” còn Thu Phương thì hát tất cả mọi thứ, không trừ hội chợ.
 
Thu Phương với The Master of Symphony là một chương trình đáng tiếc của Thu Phương, khi mà cô chỉ trình diễn lại những gì cô đã hát, không có gì đặc biệt, cũng chẳng hay hơn.
 
Nó thể hiện sự chiều lòng khán giả của cô, một sự “sợ quên lãng” hơn là một sự bung phá. Trong khi, Diva, dù chỉ là một sự tôn vinh vô hình, nhưng lại cần sự sáng tạo không ngừng và khám phá không mệt mỏi.
 
Giọng ca mỏng, yếu của Hà Trần, dù chịu khó du nhập những ảnh hưởng từ lối hát của danh ca Bjock, nhưng có vẻ cô đơn ở trời Mỹ.
 
Một điều dễ hiểu, ở thị trường đó, người ta cần một chút đại chúng, thậm chí là bình dân, và một chút hoài niệm. Thế hệ ca sĩ trưởng thành những năm 2000 khó có thể được đón nhận như những ca sĩ đã quá quen với cộng đồng.
 
Hà cũng đã rất nỗ lực hát những giai điệu mà cộng đồng ở đó thích, nhưng mọi thứ vẫn nhạt nhòa. Điều ta dễ cảm nhận, là Trần Thu Hà thực sự lúng túng trong thị trường này.
 
Và cũng như Thu Phương, Hà cũng chọn con đường trở về Việt Nam. Hà tiếp tục với những khám phá với nhạc Đỗ Bảo, vẫn hăng say tìm tòi nhưng vẫn chưa thể thắng nổi cái bóng của mình trong quá khứ.
 
Người ta vẫn tìm nghe Hà bằng hoài niệm với những gì Hà đã hát ngày xưa, hơn là những cái mới mẻ thực sự, thứ mà trước đây người ta luôn chờ đợi ở Hà.
 
Tức là, trước đây, người ta đến với Hà chỉ mong chờ những điều mới. Hà rất giỏi khi chứng minh cho công chúng biết, những cái mới đó thực sự thú vị và có sức sáng tạo cao.
 
Nhưng đó là chuyện của ngày xưa.
 
Phương trở lại cũng để… hát những gì của ngày xưa. Thôi thì, ngày xưa vẫn chưa chịu “ngủ”, thì chữ Diva vẫn hoàn toàn xa tầm với với ai vốn thích ru quá vãng mà không dấn thân cho những gì tiếp theo trên con đường sáng tạo, như Thu Phương.
 
Thời gian đã can thiệp vào giọng hát của Phương, cộng với những luyến láy nhiều lúc hơi… vô tổ chức, nên nhiều khi thấy bài hát sao mà nó… khang khác là thế. Đó không phải là sáng tạo.
 
Đừng quan tâm đến danh hiệu. Hãy để họ hát tự nhiên và đón nhận họ nếu bạn thấy cần, thế là đủ

Ta vẫn ghi nhận hai gương mặt như một niềm đam mê bất tận, như vẫn thở cùng âm nhạc, như một sự nương nhờ vì âm nhạc còn là cuộc sống bằng nghĩa đen của họ.
 
Thì danh xưng nào giờ đây cũng chẳng quan trọng. Thời gian sẽ kiểm định giọng hát và công chúng sẽ thẩm định ngôi sao nào ở lại trong lòng họ.
 
Tuy nhiên, dù không quan trọng, chúng ta cũng đừng khoác cho ca sĩ của mình những tấm áo không thuộc về họ, ví như Diva cho Thu Phương và Trần Thu Hà, để rồi họ gặp bao áp lực vì cái áo vô hình ấy.
 
Việc của họ là hát. Hát gì cũng được miễn là có người nghe. Thế là đủ.
 
theo Trí Thức Trẻ





Tin xem nhiều

Tin mới cập nhật