đèn gỗ

đèn gỗ trang trí

Nhờ ông bà trông cháu: đừng làm tổn thương các cụ

Đăng ngày 16/01/2016

Những cặp vợ chồng trẻ mới ra riêng và vừa sinh con nhỏ thường nhờ ông bà trông cháu. Thời gian đầu, không khí trong gia đình ba thế hệ có vẻ rất đầm ấm. Tuy nhiên, nếu không biết cư xử, những cuộc xung đột ngầm sẽ xảy ra. Chính các cặp vợ chồng trẻ vì quá yêu con lại gây tổn thương ông bà nội ngoại.
Những cặp vợ chồng trẻ mới ra riêng và vừa sinh con nhỏ thường nhờ ông bà trông cháu. Thời gian đầu, không khí trong gia đình ba thế hệ có vẻ rất đầm ấm. Tuy nhiên, nếu không biết cư xử, những cuộc xung đột ngầm sẽ xảy ra. Chính các cặp vợ chồng trẻ vì quá yêu con lại gây tổn thương ông bà nội ngoại.


1. Ông bà là người giúp việc
 
Khi chúng ta chưa lập gia đình, cha mẹ lo cơm nước giặt giũ cho chúng ta. Đó là niềm vui và trách nhiệm của cha mẹ. Nhưng khi chúng ta đã trưởng thành và có gia đình riêng, chúng ta phải có trách nhiệm với những đứa con của mình.
 
Nếu ông bà yêu thích và rảnh rỗi, ông bà có thể tự nguyện giúp trông cháu, chơi với cháu. Đừng ép buộc ông bà phải có trách nhiệm với con của chúng ta. Và cũng không nên biến ông bà thành người giúp việc khi phó thác tất cả chuyện cơm nước, dọn dẹp nhà cửa.
 
Ông bà đã dành cả cuộc đời để nuôi nấng con cái rồi, tại sao lại bắt ông bà trông cháu? Chúng ta nên để những tháng ngày cuối đời của ông bà được nghĩ dưỡng.
 
2. Ông bà thành trò giải trí cho cháu
 
Khi con chúng ta ốm đau chúng ta rất lo lắng, sốt ruột. Hay thỉnh thoảng các bé quấy khóc, không chịu ăn uống, chúng ta lại đề nghị ông bà làm trò cho cháu cười, làm trâu ngựa cho con cháu cưỡi, cháu chơi.
 
Chúng ta đã vô tình xúc phạm đến những bậc sinh thành. Và chúng ta không bao giờ dạy được cho con cái bài học tôn trọng, yêu thương ông bà.
 
3. Cha mẹ ở chung thì được sung sướng
 
Khi chúng ta có điều kiện kinh tế, chúng ta thường muốn ông bà ở cùng để tiện chăm sóc, để cho ông bà cùng hưởng tiện nghi, sung sướng. Nhất là khi một trong hai ông bà bị mất.
 

Chúng ta không hiểu rằng việc ở chung với con cháu khiến ông bà cảm thấy bức bối. Chúng ta nghĩ rằng ông bà ở cùng thì nhờ ông bà chăm cháu giúp, hay làm những điều vặt vãnh trong nhà. Tuy nhiên, chính những việc tưởng nhỏ ấy lại trở thành áp lực và mệt mỏi vì ông bà phải gồng mình tuân theo nếp sinh hoạt của chúng ta. Ông bà dù đầy đủ vật chất nhưng ngột ngạt vì thiếu tự do.
 
4. Cằn nhằn khi biếu ông bà tiền tiêu vặt
 
Ông bà đã đi làm vất vả một đời để nuôi nấng chúng ta, cho chúng ta ăn học đàng hoàng. Khi chúng ta còn thơ nhỏ, chúng ta ốm đau, ông bà cũng bỏ việc chăm chúng ta. Giờ ông bà già rồi không đi làm nữa chúng ta nên biếu ông bà tiền tiêu mỗi tháng dù kể cả ông bà không cần nhưng vẫn nên biếu với cả tấm lòng.
 
Đừng tỏ ra phiền phức hay mệt mỏi hoặc ra điều muốn “trả tiền công” cho việc ông bà trông cháu. Điều đó sẽ khiến ông bà tổn thương và cảm thấy trở thành gánh nặng.
 
Hãy cảm thấy hạnh phúc khi chúng ta có thể đền ơn cho cha mẹ, và lo cho cha mẹ.
 
5. Ông bà “nhà quê”
 
Thế hệ ông bà cách chúng ta hàng chục năm nên có thể không thích nghi với nếp sinh hoạt mới của gia đình nhỏ của ta. Có thể ông bà ăn to nói lớn, ăn uống gây ra tiếng, ăn nói không được giữ ý. Đừng lấy những điều đó làm bực mình hay xấu hổ. Đừng chê bai ông bà là nhà quê, khiến ông bà bị tự ti, mặc cảm.
 
Hãy mỉm cười yêu thương sự quê mùa của cha mẹ và tự hào về nguồn gốc của mình. Hãy nhìn vào những đức tính tốt của ông bà cho và dạy con cái noi theo.
 
Thu Trịnh





Tin xem nhiều

Tin mới cập nhật