đèn gỗ

đèn gỗ trang trí

3 bí quyết giúp trẻ “ăn đủ” để mẹ nhàn con ngoan

Đăng ngày 10/09/2018

Chăm sóc con nhỏ không phải là một công việc đơn giản. Mỗi giai đoạn trẻ phát triển khác nhau có đặc điểm tính cách, chế độ sinh hoạt khác nhau và chế độ dinh dưỡng khác nhau. Điều đó làm các mẹ bị cuốn vào vòng xoáy này mà không có thời gian chăm sóc bản thân.

Chăm sóc con nhỏ không phải là một công việc đơn giản. Mỗi giai đoạn trẻ phát triển khác nhau có đặc điểm tính cách, chế độ sinh hoạt khác nhau và chế độ dinh dưỡng khác nhau. Điều đó làm các mẹ bị cuốn vào vòng xoáy này mà không có thời gian chăm sóc bản thân.


Thực tế, nhu cầu của trẻ nhỏ rất đơn giản, chỉ cần được đảm bảo 3 đủ “Ăn đủ - Ngủ đủ - Chơi đủ”. Trong khuôn khổ bài viết này, Eva sẽ cùng mẹ khám phá bí quyết số 1 – Ăn Đủ - để mẹ nhàn con ngoan.

 

Đối với trẻ nhỏ, nhu cầu “ăn đủ” sẽ bao gồm: đủ chất (đạm, béo, đường, bột, vitamin và khoáng chất), đủ lượng (số lượng và sự cân bằng các chất) và ngon miệng.

 

Cho bé ăn chung bữa

 

Nguyên tắc số 1, để con ăn ngon miệng, phụ huynh nên cho con ăn chung bữa với cả nhà, vào một khung giờ cố định trong khoảng thời gian nhất định.

 

Khác với nhiều bà mẹ thường cho con ăn riêng, đút cho con và còn đưa con ra khu vui chơi để vừa chơi vừa ăn, chị Thu Hoài cho con được ăn cùng với cả gia đình từ khi mới thôi nôi. Đến giờ ăn, bé Ti có riêng một chỗ ngồi ở bàn ăn gia đình, dĩ nhiên là trên ghế thiết kế riêng cho trẻ nhỏ, để cùng ăn với ba mẹ và chị hai. Ngoài chén cháo nấu riêng thì khẩu phần của Ti có thêm trứng, cà rốt, bông cải xanh hay khoai tây luộc mềm để Ti tập cầm nắm và tự cho vào miệng. Những tuần đầu tiên, Ti nghịch là chính nên chẳng ăn được bao nhiêu. Dù khả năng tự ăn của Ti còn rất vụng về, bé xúc 3 muỗng thì hết 2 muỗng rơi xuống bàn, nhưng chị Thu Hoài vẫn chấp nhận để con ăn bằng tay, kiên nhẫn chỉ con cách cầm muỗng, cổ vũ con khi đưa thức ăn vào miệng thành công và tuyệt đối không đút.

 

Quan trọng là bố mẹ phải tổ chức bữa ăn đúng giờ và không kéo dài bữa ăn hơn 45 phút để trẻ quen với lịch ăn uống chung. “Cứ vậy mà đến khi con được chừng một tuổi rưỡi, bé đã có thể tự ăn rất ngoan. Cả nhà thoải mái đi du lịch mà không sợ làm phiền người khác. Tôi cũng thư thả hơn rất nhiều so với những bà mẹ bỉm sữa khác” – chị Thu Hoài chia sẻ.

 

3 bi quyet giup tre “an du” de me nhan con ngoan - 1

Một thực đơn bắt mắt, đầy màu sắc sẽ giúp bé thích thú với bữa ăn hơn (ảnh minh họa)

 

Ăn chung thực đơn của cả nhà

 

Ăn chung bàn với gia đình giúp trẻ ăn ngon miệng thì ăn chung thực đơn sẽ huấn luyện cho trẻ ăn được đa dạng thực phẩm và giúp mẹ tiết kiệm nhiều thời gian chuẩn bị bữa ăn. Tuy nhiên thức ăn của bé nên chế biến độ thô thích hợp, thức ăn băm nhuyễn, xắt nhỏ rồi tăng dần độ thô cho theo sự thích ứng của con. Thay đổi món ăn thường xuyên cho bé có hứng thú trong việc ăn uống.

 

3 bi quyet giup tre “an du” de me nhan con ngoan - 2

Thay đổi món ăn thường xuyên sẽ giúp bé hứng thú trong việc ăn uống (ảnh minh họa)

 

Như gia đình chị Thùy Linh từ lâu đã ăn chung thực đơn dù vợ chồng chị có đến 3 đứa con, mà 2 bé nhỏ sinh đôi chỉ mới hơn 2 tuổi, trong khi con đầu đã 11 tuổi. Chị chọn lựa thực phẩm có tính mềm, chế biến hơi ngọt như phi lê cá kho thơm, tôm lột vỏ rim ngọt… Riêng món canh, xào thì cứ đa dạng, miễn là không cay. Như vậy, cả nhà có thể ăn chung thực đơn mà không thấy ngán cho bố mẹ và con gái lớn hay quá khó ăn cho 2 đứa nhỏ.

 

Ngoài ra, để tập cho con ăn được các loại rau củ thì cứ đầu bữa, mỗi người đều có một phần rau riêng nên thấy ba mẹ ăn rau, hai đứa nhỏ cũng bắt chước ăn ngon lành. Bí quyết là ngay khi con vừa đói, chị đưa ngay ra dĩa rau nhiều màu sắc được cắt gọt thành hình thỏ, gấu, cá heo… Lúc đó, phần đói, phần thích những món lạ, đẹp, hai đứa con nhà chị cứ thế ăn ngon miệng phần rau củ rồi mới đến cơm.

 

Chị Thùy Linh vui vẻ khoe: “Nhờ thực hiện theo phương pháp đó mà tôi không phải lo thực đơn riêng cho con. Vì vậy mà dù có đến 2 con nhỏ cùng lúc nhưng tôi vẫn thấy không bận rộn trong việc chăm sóc con”.

 

Bổ sung vitamin và khoáng chất giúp con đủ chất

 

Theo bác sĩ Nguyễn Thị Thu Hậu, trưởng khoa dinh dưỡng bệnh viện Nhi Đồng 2, từ 2-5 tuổi là giai đoạn trẻ phát triển rất nhanh. Đây là giai đoạn bé phát triển mạnh mẽ về các mặt tư duy, sáng tạo, vận động và cả các mối quan hệ xã hội. Do đó mà nhu cầu về dinh dưỡng của bé ở giai đoạn này rất lớn, bao gồm các vi chất có nhiệm vụ tăng cường sức đề kháng, hoàn thiện hệ miễn dịch, giúp xương chắc khỏe, mắt sáng, hỗ trợ trí não phát triển. Một chế độ ăn uống lành mạnh với đầy đủ các nhóm dưỡng chất rất cần thiết cho trẻ.

 

Tuy nhiên, các vi chất dinh dưỡng rất dễ thất thoát trong quá trình gọt rửa và chế biến nên con có thể không nhận đủ lượng vi chất cần thiết mỗi ngày. Chưa nói đến trường hợp trẻ kiên quyết từ chối rau củ vì vị giác của trẻ rất nhạy nên dễ nhận ra vị nhẫn, mùi hăng của rau. Lúc ấy, trẻ sẽ bị thiếu vi chất dinh dưỡng. Lúc này, phụ huynh có thể nhờ “quyền trợ giúp” là sản phẩm vitamin bổ sung. Quan trọng là bố mẹ cần lưu ý đến nguồn gốc sản phẩm, đó có phải là sản phẩm từ thiên nhiên, có chất bảo quản không và liều lượng thế nào để tránh “lợi bất cập hại”. Và điều đó sẽ giúp bé dần quen với hương vị của rau quả thật và từ đó dễ dàng ăn rau quả hơn.

 

3 bi quyet giup tre “an du” de me nhan con ngoan - 3

 

PNKids là kẹo dẻo cung cấp đến 15 loại vitamin và khoáng chất giúp bé phát triển toàn diện cả thể chất và trí tuệ.

 

(Phượng Hoàng)






Tin xem nhiều

Tin mới cập nhật