đèn gỗ

đèn gỗ trang trí

Săn lùng ráo riết cau non và trái mây rừng

Đăng ngày 28/09/2015

Tại Quảng Nam và Quảng Ngãi hiện các thương lái đổ xô đi các nơi săn lùng mua cau non và hạt mây. Cả hai loại trái cây nói trên đều được giá nên việc săn lùng nó càng ráo riết và đang trở thành một cơn sốt ở hai địa phương.
Tại Quảng Nam và Quảng Ngãi hiện các thương lái đổ xô đi các nơi săn lùng mua cau non và hạt mây. Cả hai loại trái cây nói trên đều được giá nên việc săn lùng nó càng ráo riết và đang trở thành một cơn sốt ở hai địa phương.
 
Trái cau được giá nên thương lái đang ráo riết săn lùng
 
Cau thì bất kể trái non
 
Nếu như cách đây vài năm cau rớt giá thê thảm, thậm chí đến mùa thu hoạch bán thì thương lái cũng không mua, vì mua thì không có đầu ra. Bất ngờ năm nay giá cau tăng vọt, thương lái mua bất kể cau tới mùa thu hoạch hay cau non. Càng lạ vì trái cau non càng được giá. Ông Nguyễn Nam người dân huyện Tiên Phước, Quảng Nam cho biết: “Những năm trước cau ế chề, giá chỉ khoảng 1.000- 3.000 đồng/kg. Thật mừng năm nay cau được giá lại được thương lái đổ xô đi mua. Họ đến các vườn cau thỏa thuận xong, họ tự trèo lên bẻ buồng xuống sau đó cân ký tính tiền. Mỗi cây cau có 4 – 5 buồng, mỗi buồng chừng 5 – 10kg, với giá hiện nay từ 20 đến 25 nghìn đồng/kg thì mỗi cây cau đem lại cho chủ vườn từ 500 nghìn đồng đến gần 1 triệu đồng”. Ở huyện Tiên Phước có hai xã trồng nhiều cau nhất là Tiên Mỹ và Tiên Lãnh. Hai nơi này, có hộ trồng từ 400 đến 500 cây cau. Rõ ràng cau năm nay đem lại thu nhập khá cho chủ vườn”.
 
Không chỉ ở Tiên Phước mà các địa phước khác như huyện Duy Xuyên, Phú Ninh, Tam Kỳ,…Quảng Nam hay thậm chí ở các huyện miền núi cao của Quảng Ngãi như Sơn Tây, Sơn Hà, Ba Tơ,… đều có thương lái lùng sục mua cau. Như ở huyện Sơn Tây hiện có hơn 1.400 ha cây cau thì có ít nhất 3 cơ sở đại lý thu mua và hấp khô cau. Bà Đinh Thị Hoa, Phó Chủ tịch UBND xã Sơn Dung, huyện Sơn Tây cho biết: “Toàn xã có hơn 50 ha cau, nhưng vài năm trước giá cau rẻ bà con đã chặt bỏ bớt để chuyển đổi cây trồng khác, nhưng thời gian gần đây, giá cau tăng cao nên bà con rất phấn khởi”. Cau được giá cũng khiến cho nhiều gia đình chặt bỏ cây cau do mất giá trước đây lấy làm tiếc.
 
Một đầu mối thu mua cau cho biết, sau khi mua cau của người dân, các cơ sở này sẽ tiến hành sấy khô cau non, sau đó di chuyển ra các đại lý ở ngoài bắc rồi xuất sang Trung Quốc, Ấn Độ. Thực tế người dân cũng chỉ biết vậy, nhưng thấy cau được giá bà con rất phấn khởi.
 
Hạt mây, rừng xa núi cao cũng tới
 
Không chỉ sót về việc thu mua trái cau mà ở các địa phương này cũng đang sốt về việc thu mua hạt mây. Trong thời gian này, nhiều người dân huyện miền núi Tây Trà, Ba Tơ,… tỉnh Quảng Ngãi hay các huyện miền núi Nam Trà My, Bắc Trà My, Đông Giang,… người dân đang đổ xô đi săn lùng hái trái mây ở bất kể rừng xa, núi cao mây đem về bán cho thương lái. Theo ông Hôih Bảy - Chủ tịch UBND xã A Rooi, huyện Đông Giang, Quảng Nam: “Người dân săn lùng ráo riết, trái mây hết sạch rồi, vào rừng sâu cũng không còn nữa đâu, bây giờ bà con lại chuyển sang trồng cây mây nước để lấy trái bán cho các đầu nậu mà thôi”.
 
Người dân miền núi đi tim hái trái mây rừng để bán cho thương lái
 
Thật vậy những ngày này tại các xã Trà Don, Trà Dơn, Trà Leng huyện Nam Trà My, Quảng Nam, hay tuyến đường tỉnh lộ 622B đi từ Trà Bồng đến Tây Trà và tại các địa phương thuộc huyện núi cao lúc nào cũng có những đoàn quân chuyên đi săn lùng hái trái mây. Cùng với đó là những nhóm thương lái túc trực chờ thu mua. Anh Hồ Văn Nui ở xã xã Trà Leng, Nam Trà My cho biết: “Trái mây có giá mình vào rừng tìm hái để bán kiếm thêm nguồn thu nhập cho gia đình. Có ngày ít nhất được vài kg, ngày nhiều mình hái được đến 5kg. Nhưng nhiều người vào rừng nên trái mây giờ đã khan hiếm rồi!”. Một thương lái ở TP. Tam Kỳ lên Nam Trà My mua trái mây cho biết: “Hiện chúng tôi thu mua trái mây với giá từ 70- 150 nghìn đồng/1kg để bán cho đại lý phía Bắc họ xuất khẩu đi Trung Quốc và nghe nói họ mua để chế biến làm thuốc hay làm làm hạt cườm, đồ trang sức gì đó. Chỉ biết được giá người dân hái thì mình mua để bán kiếm lời!”
 
Trước việc người dân và thương lái đổ xô đi săn lùng trái mây, ông Trần Ngọc Thương, Phó giám đốc Sở NN&PTNT tỉnh Quảng Ngãi cho rằng: Trái mây rừng tuy không thuộc dạng cấm khai thác, thế nhưng phải có sự đồng ý của chủ rừng và cho phép của cấp thẩm quyền, cơ quan chức năng huyện, tỉnh. Theo đó đối với cá nhân khi khai thác thì phải có sự cho phép UBND huyện; còn tổ chức là do cấp thẩm quyền của tỉnh cấp phép.
 
Việc khai thác phải tuân thủ theo quy định, không gây ảnh hưởng đến môi trường tự nhiên và sự phát triển của rừng: Không được đốn chặt bừa bãi cả cây để thu hái trái...
 
Nhưng thực tế kiểm soát việc người dân khai thác trái mây và thương lái thu mua không hề dễ, bởi nó diễn ra trên diện rộng, trong rừng sâu và cả thời gian dài, do đó khó quản lý cách thu hoạch trái mây và khó nhất việc ngăn chặn tàn phá cây mây.
 
TẤN THÀNH – CHÍ ĐẠI





Tin xem nhiều

Tin mới cập nhật