đèn gỗ

đèn gỗ trang trí

Ép sầu riêng chín sớm bằng hóa chất

Đăng ngày 30/08/2015

Trái sầu riêng còn xanh được tiểu thương thu hoạch, nhúng hóa chất để thúc cho nhanh chín, phủ bạt 4-5 ngày, sau đó bán ra thị trường.
Trái sầu riêng còn xanh được tiểu thương thu hoạch, nhúng hóa chất để thúc cho nhanh chín, phủ bạt 4-5 ngày, sau đó bán ra thị trường.
 
Nhà kho ở xã Ea Yông, huyện Krông Păk, Đăk Lăk, là nơi tập kết trái cây thu gom từ các nhà vườn. 4 thanh niên bắt đầu công đoạn ủ chín sầu riêng bằng những thao tác thuần thục. Hai chiếc thùng lớn loại đựng sơn nước được đổ gần đầy nước. Nhóm thanh niên cho vào thùng một loại hóa chất nhãn hiệu “Trái chín”  có địa chỉ sản xuất của một công ty tại TP HCM, đựng trong một cái chai nhựa màu trắng đục, khuấy đều thành một thứ hỗn hợp sền sệt. 2 người chuyền sầu riêng, 2 người còn lại cầm trái cây nhúng vào thùng dung dịch pha sẵn hóa chất, sau đó xếp chúng thành một đống, dùng bạt phủ kín.
 
Sầu riêng xanh được nhúng vào hóa chất để ủ chín. Ảnh: Kh.Uyên
 
Sau khi được nhúng hóa chất 4-5 ngày, những quả sầu riêng này bắt đầu chín đều và ăn được, những trái chưa già khi bổ ra múi chỉ có màu vàng nhợt. Một thương lái cho biết số sầu riêng này bán rẻ với giá từ 5.000-7.000 đồng một kg so với loại chín cây giá 17.000-20.000 đồng một kg.
 
Anh Dũng, một tiểu thương chuyên thu mua sầu riêng ở huyện Krông Păk, người bình thường ra chợ Kim Biên ở quận 5, TP HCM, hỏi mua hóa chất xử lý trái cây thì có tìm đỏ mắt cũng chẳng ai bán. Tuy nhiên các mối chỉ cần một cú điện thoại là có người giao hàng tận nơi. Loại hóa chất này được đóng trong chai nhựa, có loại chứa vào túi nilon, không có nhãn mác.
 
Các loại hóa chất dùng ép chín sầu riêng được bày bán công khai. Ảnh: Kh.Uyên.
 
Đại diện Chi cục Bảo vệ thực vật tỉnh Đăk Lăk cho biết, loại hóa chất nhiều người dùng để thúc sầu riêng nhanh chín không có tên trong danh mục thuốc bảo vệ thực vật, đồng nghĩa với việc bị cấm sử dụng. Dư lượng độc tố của loại hóa chất này ngấm vào quả sầu riêng và ảnh hưởng đến sức khỏe người tiêu dùng ở mức độ như thế nào thì hiện chưa có cơ quan chức năng nào đi xác định. Tuy nhiên, về chất lượng, kiểu quả chín ép bằng cách nhúng hóa chất kích thích không thể đảm bảo sức khỏe cho người ăn.
 
Theo một cán bộ Chi cục bảo vệ thực vật tỉnh Đăk Lăk, hiện nay có thương lái thường dú chín trái cây bằng hóa chất có tên Carbendazim và Tebuconazole. Đây là loại hóa chất diệt nấm theo phương thức lưu dẫn, thuộc nhóm cực độc, phân hủy chậm và có nguy cơ gây ung thư, quái thai, vô sinh. Người tiếp xúc với những chất này có thể bị hại gan, nguy hiểm khi chúng dính vào miệng và mắt. Tebuconazole đã bị Cơ quan Quản lý Dược và Thực phẩm Mỹ đưa vào danh sách chất gây ung thư thuộc nhóm độc. Loại hóa chất này đã bị loại khỏi thị trường châu Âu.
 
Trên thực tế, sầu riêng bán ở chợ rất khó phân biệt từ bên ngoài là hàng nào chính cây quả nào chín ép. Kinh nghiệm của người bán là sầu riêng chín do nhúng hóa chất đều rất khó tách rời từng múi, cơm thường bị sượng, khi bổ ra múi có màu vàng nhợt, nhiều trái ăn rất nhạt. 
 
Sầu riêng có đặc điểm là thường chín vào ban đêm và tự rụng xuống đất. Trái sầu riêng chín cây có mùi thơm ngào ngạt, chỉ cần lấy tay tách nhẹ là đã lộ ra những múi vàng óng, béo ngậy, ăn ngon, nên chủ vườn và thương lái thường để lại ăn. Loại bán ra thị trường là những trái vừa bẻ xuống hàng loạt để dú thuốc cho chín đồng loạt rồi đưa chở đi các nơi tiêu thụ.
 
Krông Păk cách Buôn Ma Thuột khoảng 30 km, là một trong những địa phương có diện tích trồng cây sầu riêng xen canh trong rẫy cà phê nhiều nhất ở tỉnh Đăk Lăk. Đến mùa vụ có hàng chục thương lái từ TP HCM, Bình Phước, Gia Lai, Buôn Ma Thuột… đổ xô xuống mua cả vườn, thuê nhà kho tập kết trái cây chờ xử lý, rồi được chất lên xe tải chuyển về các thành phố lớn tiêu thụ.

Kh.Uyên





Tin xem nhiều

Tin mới cập nhật