đèn gỗ

đèn gỗ trang trí

Chuyện những người mưu sinh nhờ dọn nhà cho...người chết ở lưng chừng đồi

Đăng ngày 22/11/2015

“Đến với công việc dọn nhà cho người chết này không phải ai cũng đủ can đảm làm được, nhiều khi làm đến trưa hoặc chiều tối, người yếu bóng vía phải bỏ cuộc ngay. Nhưng tôi làm vì cái tâm và cũng muốn dọn dẹp cho các phần mộ được đẹp hơn nên gắn bó với nghề luôn", chị Hoa tâm sự.
“Đến với công việc dọn nhà cho người chết này không phải ai cũng đủ can đảm làm được, nhiều khi làm đến trưa hoặc chiều tối, người yếu bóng vía phải bỏ cuộc ngay. Nhưng tôi làm vì cái tâm và cũng muốn dọn dẹp cho các phần mộ được đẹp hơn nên gắn bó với nghề luôn", chị Hoa tâm sự.
 
Nằm sát trục đường quốc lộ 6, cách trung tâm Hà Nội chừng 50 km, nghĩa trang Lạc Hồng Viên (huyện Kỳ Sơn, Hòa Bình) nằm trên mảnh đất của 9 quả đồi rộng gần 100 ha, được coi là lớn nhất Đông Nam Á. Tại đây chúng tôi tình cờ gặp gỡ, trò chuyện với những người phụ nữ làm công việc "không giống ai” đó là quanh năm “dọn nhà” cho người đã khuất. Hằng ngày họ phải chạy đi chạy lại trên những ngọn đồi làm công việc vệ sinh cho các ngôi mộ và chăm sóc cây xanh, tỉa hoa cắt lá trong khuôn viên nghĩa trang. 
 
Hằng ngày chị Hoa và chị Hồng chăm chút dọn dẹp từng phần mộ.
 
Thoạt nhìn, những tưởng công việc này đơn giản nhưng sâu bên trong đó là cái tâm của những con người âm thầm hàng ngày tận tụy với người đã mất. Vừa lau dọn cho các phần mộ, chị Nguyễn Thị Hoa (45 tuổi, xã Lâm Sơn, Lương Sơn, Hòa Bình) cho biết, chị gắn  bó với công việc này đã nhiều năm nay. 
 
Chị Hoa cho biết, làm nghề này người phải có tâm mới theo được.
 
“Công việc thì cũng bình thường không vất vả lắm, để có những phần mộ xanh sạch thế này, hằng ngày luôn phải có bàn tay chăm sóc thường xuyên của tôi. Chỉ khi nào mất điện không bơm nước được, mọi người phải đi xách từng xô nước ở xa đến thì mới vất vả thêm chút”, chị Hoa chia sẻ.
 
Theo chị Hoa, ban đầu chị vào đây làm cũng có cảm giác hơi sợ vì không gian vắng vẻ, âm u nhất là trưa hoặc lúc chiều tối. Có hôm tăng ca, chị phải ở lại nghĩa trang làm đến 8h tối mới về.
 
“Đến với công việc dọn nhà cho người chết này không phải ai cũng đủ can đảm làm được, nhiều khi làm đến trưa hoặc chiều tối, người yếu bóng vía phải bỏ cuộc ngay. Nhưng tôi làm vì cái tâm và cũng muốn dọn dẹp cho các phần mộ được đẹp hơn nên gắn bó với nghề luôn", chị Hoa tâm sự. Làm lâu thành quen khiến chị cảm thấy gắn bó và thân thiết với hàng trăm phần mộ được mình chăm sóc mỗi ngày.
 
Nhiều hôm mất nước, chị phải đi một quãng đường xa để múc nước về tưới cây, lau dọn.
 
“Làm cái nghề này cần có cái tâm, mình coi các phần mộ như người thân của mình nên hằng ngày dọn dẹp sạch sẽ thì mình cũng cảm thấy tâm trạng rất thanh thản”, chị Hoa cười nói thêm.
 
Công việc "không giống ai" này chị Hoa cũng làm được hơn 5 năm nay.
 
Cũng gắn bó với công việc dọn dẹp nhà cho người mất được hơn 5 năm nay, chị Hà Thị Hồng (36 tuổi, ở xã Dân Hòa, huyện Kỳ Sơn) cho biết: “Những phần mộ ở đây chúng tôi đều coi đó những ngôi nhà của người đã khuất, nhưng đó không phải là những ngôi nhà đơn thuần như ta nghĩ, mà còn chứa đựng một cái gì đó rất thiêng liêng”.
 
Chị Hồng dọn dẹp, lau chùi, cắt cỏ đến tận chiều tối mới về.
 
Chính vì vậy, khi dọn vệ sinh, tưới cây trong các ngôi mộ chị đều chú ý từ cách đi đứng, quay lưng, nhất là các vị trí như bát hương khi lau chùi cũng không được phép làm xê dịch đi chỗ khác. “Công việc này không khó, nhưng đòi hỏi người làm phải có sự kiên trì, đặc biệt phải cái tâm mới làm tốt được. Có hôm 2h sáng, tôi đã phải đi phụ giúp người nhà đưa phần mộ người mất lên chôn cất. Có lúc cảm giác lạnh sống lưng nhưng giờ thành quen rồi không còn sợ hãi nữa”, chị Hồng cười nói.
 
Dù thu nhập không là bao nhưng chị Hồng cho biết, chị đã quen với công việc này và sẽ gắn bó với nó suốt đời. “Tôi cảm thấy yêu cái công việc này, gia đình tôi cũng rất ủng hộ. Bên cạnh đó, người thân của những người đã khuất mỗi khi lên thăm mộ thấy mình dọn dẹp sạch sẽ cũng tỏ lòng biết ơn. Đó cũng là động lực khích lệ rất lớn để tôi tiếp tục công việc của mình”, chị Hồng nói thêm.
 
 Theo Định Nguyễn / Trí Thức Trẻ





Tin xem nhiều

Tin mới cập nhật