đèn gỗ

đèn gỗ trang trí

Bí ẩn hàng loạt trẻ sơ sinh ở Pháp chào đời không có tay hoặc chân

Đăng ngày 05/11/2018

Cho đến nay, các cơ quan chức năng vẫn chưa biết nguyên nhân thực sự của hiện tượng bí ẩn này. Họ đã phải tiến hành một cuộc điều tra trên phạm vi toàn quốc để tìm sự thật.

Cuộc điều tra ban đầu diễn ra sau khi hơn chục trẻ nhỏ sinh ra không có chân hoặc tay tại 3 khu vực ở Pháp. Tuy nhiên, nó đã kết thúc sau khi các cơ quan y tế không xác định được nguyên nhân thông thường. Giờ đây, lại có thêm 11 trường hợp khác bị bệnh ở khu vực phía đông Ain khiến các quan chức phải mở một cuộc điều tra mới.

 

Căn bệnh này là một dạng suy nhược khiến phần tay của bào thai không hình thành đầy đủ trong suốt thai kỳ. Trẻ mắc bệnh sẽ bị mất toàn bộ tay, cẳng tay, bàn tay hoặc ngón tay khi sinh ra.

 

Những trường hợp mắc bệnh nằm ở khu vực nông thôn của Ain, nằm gần biên giới Thụy Sĩ, cũng như Brittany và Loire-Atlantique, 2 khu vực lân cận bờ biển tây bắc.

 

"Cả nước Pháp muốn biết"

 

Bộ trưởng Bộ Y tế Agnes Buzyn đã cam kết điều tra thêm về căn bệnh bí ẩn này để đưa ra lời giải đáp cho công chúng.

 

Phát biểu trên truyền thông trong tuần vừa rồi, bà Agnes cho biết kết quả cuộc điều tra toàn quốc sẽ được công bố vào tháng Giêng. "Tôi nghĩ tất cả nước Pháp đều muốn biết. Chúng tôi không muốn loại trừ bất cứ điều gì. Có lẽ đó là do môi trường hoặc bất cứ thứ gì mà các bà mẹ đã ăn hoặc uống. Cũng có thể là những thứ họ đã hít thở vào mà đến giờ chúng ta vẫn chưa biết".

 

bi an hang loat tre so sinh o phap chao doi khong co tay hoac chan - 1

Rất nhiều trẻ sơ sinh ở Pháp sinh ra không có tay hoặc chân (Ảnh minh họa)

 

Tất cả các ca bệnh được báo cáo tại Ain đều liên quan tới những người sống cách làng Druillat trong bán kính 17km, dẫn tới suy đoán họ bị ảnh hưởng bởi thuốc trừ sâu. Tuy nhiên điều này vẫn chưa được chứng minh.

 

Bé Ryan, hiện 8 tuổi, là một trong những đứa trẻ bị mất một bàn tay tại khu vực Ain. Cha mẹ bé nói với truyền thông Pháp rằng khi siêu âm, bác sĩ không hề phát hiện ra bất cứ vấn đề gì. Đến tận lúc sinh họ mới phát hiện ra và các bác sĩ không thể giải thích tại sao.

 

Một bà mẹ khác đến từ Brittany cũng sinh ra con trai có cánh tay bị biến dạng. Sau khi sinh, các bác sĩ đã tiến hành xét nghiệm. Họ hỏi chị về thói quen ăn uống, sử dụng dược phẩm hay thuốc cấm. Nhưng một lần nữa, họ cũng không tìm ra được nguyên nhân.

 

Chủ tịch ủy ban khoa học tại Trung tâm Y tế khu vực Ain, nhà di truyền học, Tiến sĩ Elizabeth Gnansia, nói rằng một số ca bệnh tập trung trường hợp rất hiếm gặp. "Hãy tưởng tượng chúng được sinh ra từ năm 2009-2014, khoảng thời gian 5 năm, bạn có thể tượng tưởng trong một trường học ở vùng nông thôn nhỏ, có 7 đứa trẻ bị cụt cẳng tay như nhau?", bà nói.

 

Cuộc điều tra tiết lộ những gì?

 

Nhân viên nghiên cứu dị tật bẩm sinh khu vực, bà Remera đã nêu bật những lo ngại về sự gia tăng đột biến về các ca bệnh tại Ain trong tháng 7. Theo đó, có 7 trường hợp mắc bệnh tập hợp quanh khu vực Druillat trong vòng hơn 6 năm.

 

bi an hang loat tre so sinh o phap chao doi khong co tay hoac chan - 2

Cậu bé này là một trong những đứa trẻ bị mất tay ngay từ lúc chào đời.

 

Báo cáo cũng chỉ ra rằng việc theo dõi khuyết tật bẩm sinh do các nhân viên đăng ký thực hiện, và họ chỉ theo dõi được 19% các ca sinh tại Pháp. Người ta lo ngại rằng số lượng những ca bệnh thực sự có thể còn cao hơn.

 

Dữ liệu đăng ký ở bệnh viện Pháp cho thấy, tỷ lệ các trường hợp khuyết tật chân tay là 1,7/10.000 ca sinh, tương đương mỗi năm phát hiện 150 trường hợp. Dị tật bẩm sinh có thể có nhiều nguyên nhân, bao gồm rối loạn nhiễm sắc thể, sử dụng ma túy hoặc tiếp xúc với các chất độc hại.

 

Tình trạng trẻ bị mất tay, chân này tương tự như bê bối Thalidomide giai đoạn 1950-1960 khi hơn 10.000 trẻ sơ sinh trên toàn thế giới sinh ra trong tình trạng chân tay dị dạng. Căn bệnh này liên quan tới một loại thuốc mà các mẹ bầu hay sử dụng để làm giảm triệu chứng ốm nghén. Mối liên hệ giữa Thalidomide và dị tật chân tay trong thai kỳ chỉ được phát hiện sau nhiều năm sử dụng thuốc.

 

(Dịch từ BBC) 






Tin xem nhiều

Tin mới cập nhật