đèn gỗ

đèn gỗ trang trí

Ác mộng tai nạn đường sắt ở Ấn Độ

Đăng ngày 27/05/2018

Hệ thống đường ray đông đúc, lạc hậu, kém an toàn cùng ý thức của người dân khiến những vụ tai nạn xe lửa trở thành nỗi ác mộng ở Ấn Độ.

Ấn Độ nổi tiếng là một trong những quốc gia có mạng lưới đường sắt lớn nhất thế giới, với 11.000 chuyến, 7.000 đoàn tàu chở hơn 20 triệu hành khách mỗi ngày. Tuy nhiên, hệ thống đường sắt quá đông đúc, lạc hậu và kém vệ sinh khiến các vụ tai nạn xảy ra thường xuyên.

 

Theo thống kê của nhà chức trách nước này, trong giai đoạn 2003-2015, khoảng 3.486 người thiệt mạng do các vụ tai nạn đường sắt. Riêng năm 2015 đã có 716 người chết vì tai nạn tàu hoả, cao hơn nhiều so với số trường hợp tử vong vì bệnh sốt rét với 562 ca, theo số liệu từ Bộ Y tế và Phúc lợi Gia đình Ấn Độ.

 

'Đường sinh mệnh của đất nước' lạc hậu, kém an toàn

 

Trước thực trạng tai nạn đường sắt gia tăng chóng mặt, ông Dinesh Trivedi, nguyên Bộ trưởng Đường sắt Ấn Độ nói với CNN rằng hệ thống giao thông này cần "cuộc cách mạng để thay đổi", khi không đủ sức "gánh" hàng chục nghìn chuyến mỗi ngày. 

 

Theo báo cáo của IndiaSpend, trên 40% tuyến đường sắt ở Ấn Độ đang được sử dụng vượt quá khả năng cho phép. 

 

Ac mong tai nan duong sat o An Do hinh anh 1

 

 

Mạng lưới đường sắt ở Ấn Độ được mệnh danh là "đường sinh mệnh của đất nước". CNN ví von rằng tổng quãng đường di chuyển của 11.000 chuyến tàu/ngày ở Ấn Độ có thể đi đủ vòng quanh trái đất, thậm chí còn thừa một vòng rưỡi.

 

Có tuổi đời hơn 163 năm, người Ấn Độ tự hào sở hữu hệ thống đường sắt lâu đời nhất thế giới. Song, điều này gây nhiều cản trở, phiền toái trong cuộc sống người dân khi nó thường bị chỉ trích hoạt động kém hiệu quả, lạc hậu và nguy hiểm. Vấn đề muôn thuở là thiếu nguồn kinh phí để thực hiện những dự án cải thiện dài hơi.

 

PGS Debolina Kundu, thuộc Viện nghiên cứu các Vấn đề đô thị Quốc gia, cho rằng: "Hệ thống xe lửa bị quá tải, là nguy cơ ảnh hưởng trực tiếp tới sự an toàn của hành khách".

 

Nữ chuyên gia khẳng định để cải thiện doanh thu, nhiều tàu mới liên tục được đưa vào sử dụng, song chính phủ không chú trọng bảo dưỡng, thay thế những toa tàu đã "quá hạn".

 

Trao đổi với CNN, bà Kundu cho rằng để thành công, chính phủ cần khảo sát "năng lực cơ sở hạ tầng có đủ sức chịu thêm áp lực" trước khi tăng tần suất phục vụ.

 

Ac mong tai nan duong sat o An Do hinh anh 2

 

Hệ thống quá tải, lạc hậu

 

Trong các vụ tai nạn xe lửa được báo cáo năm 2017, nguyên nhân chính vẫn là đường ray xe lửa lạc hậu, kém chất lượng như đường ray nứt, mất kẹp và thanh nối ray. Vào giai đoạn 2015-2016, các vụ tai nạn đường sắt được xác định là do trật bánh (60%), va chạm tại các điểm giao đồng mức (33%).

 

Bên cạnh đó, Ấn Độ có khoảng 14.440 đường ngang dân sinh không có người gác. Thời kỳ năm 2014-2015, khoảng 40% vụ tai nạn xảy ra tại các điểm giao đường sắt với đường bộ, con số này vào năm 2016 là 28%.

 

Ý thức của hành khách còn kém khi thường xuyên nhảy tàu, bám víu thành tàu. Thậm chí, họ còn liều mạng băng qua đường ray, chăn vịt, mặc kệ đoàn tàu kéo còi inh ỏi. Các chuyên gia đặt vấn đề cần giáo dục cho người dân biết những kiến thức cơ bản về an toàn giao thông đường sắt.

 

Ac mong tai nan duong sat o An Do hinh anh 3

 

Trên thực tế, nhiều nhóm dân cư sống gần đường ray và phải đối mặt với tử thần mỗi ngày. 

 

Dù tỷ lệ tai nạn đường sắt ở Ấn Độ luôn đứng đầu thế giới, song từ những năm 1990 có sự suy giảm đáng kể. “Số vụ tai nạn xe lửa đã giảm từ 530 vụ trong giai đoạn 1991-1992 xuống còn 131 vụ trong giai đoạn 2012. Đây là dấu hiệu cho việc cải thiện an toàn đường sắt", bà Kundu nhấn mạnh. 

 

Kể từ khi nhậm chức, Thủ tướng Ấn Độ Narenda Modi đưa ra nhiều chính sách cải thiện chất lượng và cơ sở hạ tầng của đường sắt, nhà ga. Thậm chí, chính phủ còn quyết tâm thực hiện nhiệm vụ "không tai nạn", nhằm giảm thiểu thương vong.

 

Giai đoạn 2017-2018, quỹ đặc biệt trị giá 15 tỷ USD được phê duyệt để tăng cường an toàn ngành đường sắt, phát triển công nghệ và đào tạo nguồn nhân lực. 

 

Tháng 3/2018, Indian Express báo cáo rằng hệ thống đường sắt Ấn Độ lập kỷ lục "an toàn nhất trong nhiều thập kỷ qua". Lần đầu tiên sau 35 năm, số vụ tai nạn đường sắt ở mốc 2 chữ số, với 73 vụ vào khoảng năm 2016-2017. Trong khi đó, giai đoạn trước xảy ra 104 vụ. 

 

(Zing)






Tin xem nhiều

Tin mới cập nhật