đèn gỗ

đèn gỗ trang trí

Thu gom nông sản lạ thường: Chiêu trò gì của thương lái?

Đăng ngày 11/06/2015

Thời gian qua, ĐBSCL xuất hiện nhiều kiểu thu gom nông sản non rất lạ của thương lái, ảnh hưởng đến thị trường và phá vỡ quy hoạch trồng trọt của vùng.
Thời gian qua, ĐBSCL xuất hiện nhiều kiểu thu gom nông sản non rất lạ của thương lái, ảnh hưởng đến thị trường và phá vỡ quy hoạch trồng trọt của vùng.

Thu gom kiểu lạ đời

Trước đây, ở một vài tỉnh khu vực ĐBSCL đã xuất hiện thương lái từ nơi khác đến thu mua nông sản kiểu lạ đời. Sở dĩ người dân kêu "lạ đời” vì hàng hóa được mua là những nông sản non, được người dân bỏ đi như hoa thanh long, cau non, cam non… 
 
Có một điều là tất cả giao dịch mua bán lại do chính thương lái người địa phương phụ trách, các thương lái nước ngoài - mà chủ yếu là người Trung Quốc - chỉ đứng sau chi tiền. Vậy với kiểu mua lạ này của họ có mục đích gì đến nay vẫn chưa có câu trả lời rõ ràng, tuy rằng đó là điều người dân mong mỏi từ lâu…
 
Tưởng việc đó rồi cùng qua, nhưng tới nay việc thu gom nông sản lạ đời đó vẫn tái diễn. Các nơi xuất hiện thương lái thu mua nông sản non chủ yếu nằm ở những địa phương có thế mạnh về các sản phẩm đó như: Long An, Tiền Giang, Trà Vinh… đây là những tỉnh có sản lượng thanh long nhiều nhất ĐBSCL. 
 
Một cơ sở chế biến cam non của thương lái.

Đến nhà vườn ở xã Quơn Long, huyện Chợ Gạo, Tiền Giang, bà Nguyễn Thị Hoa cho biết, cách đây khoảng hơn 1 tháng thương lái có đến hỏi mua hoa thanh long, đúng đợt cắt tỉa bớt những hoa xấu kém chất lượng. 
 
Thương lái mua giá 2.500 đồng/kg hoa tươi. Khoảng 4 công thanh long bán cũng được tiền triệu. "Thời gian qua số hoa cắt tỉa này chúng tôi đều bỏ đi hay bỏ ngay dưới gốc cây để làm phân, hay giữ ẩm, giờ thương lái đến mua có thêm thu nhập. Nhưng người dân ở đây thắc mắc không biết họ mua để làm gì”, bà nói. 
 
Khoảng hơn 1 tháng nay xuất hiện tình trạng thu mua trái cau non, cam non ở Hậu Giang, TP. Cần Thơ, Trà Vinh, Vĩnh Long… 
 
Thời gian đầu, thương lái đến hỏi mua trái non, rụng rơi ở vườn người dân đem bán bình thường, nhưng rồi số lượng thương lái đến ngày một đông và thu gom với số lượng lớn. Từ trái cam bé xíu đến to như trái chanh đều được thương lái thu gom với giá từ 500-700 đồng/kg, trước đây số cam này đều bỏ đi. Khi thương lái đẩy giá cao hơn có người còn ngắt cả cam non để bán. 
 
Tại xã Đông Phước huyện Châu Thành (Hậu Giang), có cơ sở thu mua cam non mỗi ngày khoảng 300 kg cam rụng với giá 600 đồng/kg, sau đó bán lại kiếm lời. Việc thu mua ồ ạt sẽ gây ra nhiều hệ lụy khó lường cho ngành chức năng và cho nông dân...
Theo chính quyền địa phương ở huyện Chợ Gạo (Tiền Giang) có vài điểm thu mua hoa thanh long. 
 
Tiếp xúc với một điểm thu mua tại xã Quơn Long, gặp ông Thiện người đứng ở cơ sở này cho biết, họ thu mua hoa thanh long ở mọi nơi rồi về cơ sở phơi, sấy khô đóng thùng chuyển sang Trung Quốc. 
 
Theo ông Thiện thì hoa thanh long được người Trung Quốc pha chế và trộn với các loại trà để uống. Vì hoa thanh long sấy khô pha với nước có vị thơm ngọt rất dễ uống, ngoài ra có thể làm dưa, rau để ăn. 
 
Ông Thiện cho biết, có vài người Trung Quốc thường xuyên tới lui, ngoài mua hoa thanh long họ còn tìm hiểu về cách trồng thanh long, vì bên đó cây thanh long rất khó cho trái... 
 
Khoảng hơn 1 tháng nay, tình trạng thu mua trái cau non, cam non ở các tỉnh thành Hậu Giang, TP Cần Thơ, Trà Vinh, Vĩnh Long…khá mạnh đã khiến cho chính quyền địa phương lo lắng. Thời gian đầu thương lái đến hỏi mua trái non, rụng rơi ở vườn người dân đem bán bình thường, nhưng rồi thương lái đến ngày một đông và thu gom với số lượng lớn. 
 
Ông Võ Châu Nhu, ngụ xã Phú Hữu, Châu Thành, Hậu Giang cho biết, từ trái cam bé xíu đến to như trái chanh đều được thương lái thu gom với giá từ 500-700 đồng/kg, trước đây số cam này đều bỏ đi. Tuy nhiên nhiều người cũng lo vì có người mua là có người bán, mai mốt thương lái đẩy giá cao hơn chút, có khi họ ngắt cả cam non để bán…
 
Tuyến Quốc lộ 54 qua địa bàn Vĩnh Long và Trà Vinh các huyện 2 địa phương này xuất hiện nhiều điểm thu mua và sơ chế cam non, cam sau khi mua về họ sắc lát mỏng rồi đem phơi khô. Giá cam non phơi khô có khi lên tới 12.000 đến 15.000 đồng/kg, vẫn là bán cho thương lái xuất sang Trung Quốc. 
 
Nhận định về những kiểu thu gom bất thường, nhiều địa phương đã chỉ đạo cho các ngành dọc cũng như các đoàn thể tuyên truyền cho nông dân về tác hại của việc buôn bán nông sản còn non. 
 
Mới đây Hậu Giang đã ra quân tuyên truyền và kiên quyết xử lý nghiêm các điểm thu mua nông sản bất thường. Ông Trần Quang Hành, Trưởng phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Châu Thành cho biết: "Ngành nông nghiệp vừa lập biên bản một chủ vựa thu mua cam non tại xã Đông Phước. Mỗi ngày cơ sở này thu mua khoảng 300 kg cam rụng với giá 600 đồng/kg cam rụng sau đó bán lại kiếm lời. Việc thu mua ồ ạt sẽ gây ra nhiều hệ lụy khó lường cho ngành chức năng và cho nông dân...”
 
Hoa thanh long được người dân hái bán.
Những chiêu trò 

Trước tình trạng thương lái thu gom nông sản non ồ ạt, các ngành chức năng và chuyên gia đã cảnh báo kiểu thu mua nông sản lạ này sẽ gây nhiễu loạn thị trường, có thể dẫn tới phá vỡ quy hoạch trồng trọt.
 
Không chỉ thu mua nông sản non, còn một điều nữa mà chính thương lái người Việt qua tiếp xúc với các thương lái nước ngoài phát hiện, họ luôn tìm cách tiếp cận với người dân ở khu vực này để "học lỏm” cách cho trái của cây thanh long. Có nghĩa là họ đang lặng lẽ học cách trồng thanh long của chúng ta.
Theo giới chuyên gia trong ngành nông nghiệp, việc cắt tỉa bớt hoa thanh long hay tỉa thưa cam non là hoạt động thường xuyên trong quá trình chăm sóc, giúp cây sinh trưởng tốt và đạt hiệu quả cao hơn. 
 
Tuy nhiên, nhiều người đặt câu hỏi nếu họ nâng giá lên cao hơn nữa thì nhiều nông dân sẽ bán hết những hoa, trái non thì năng suất chắc chắn sẽ giảm, thiệt hại chính là nông dân. 
 
Về điều này, chính những người nông dân tại xã Quơn Long cũng đang rất lo lắng vì với mức giá khoảng 2.500 đến 3.000 đồng/kg thì bán hoa đã có lời chút ít. Nhưng nếu giá mua hoa lên từ 5.000 đồng/kg trở lên thì cắt hoa để bán sẽ lời hơn, khỏi tốn chi phí phân thuốc, công chăm sóc, đó là chưa tính tới chuyện được mùa lại rớt giá như những năm qua. 
 
Còn một điều nữa mà chính thương lái người Việt qua tiếp xúc với các thương lái nước ngoài phát hiện, họ luôn tìm cách tiếp cận với người dân ở khu vực này để "học lỏm” cách cho trái của cây thanh long, vì thời gian qua thanh long trồng ở Trung Quốc tỷ lệ đậu trái rất thấp. 
 
Các chuyên gia lo lắng về "đòn” nâng giá của các thương lái nước ngoài sử dụng ở Việt Nam vẫn rất hiệu quả khiến cho nhiều vụ người dân và thương lái người Việt phải ngậm đắng, thị trường thì xáo trộn. 
 
Vụ hồ tiêu hiện vẫn còn nóng ở Đắk Lắk, nhiều thương lái Việt bị rơi vào cơn sốt giá giả, rồi ôm hàng mãi không bán được, đành bán cho thương lái Trung Quốc với giá rẻ. Tai hại hơn họ còn khiến cho các thương lái Việt ôm nợ khi họ đặt cọc số tiền nhỏ gom hàng với số lượng lớn, ký hợp đồng mua cả tiêu lép, tạp chất, lá khô, cuống tiêu. Sau khi thương lái Việt lại tung tiền thu gom thì đối tác biến mất.
 
Nhiều năm qua, Việt Nam luôn là số 1 về cung ứng trái thanh long trên toàn thế giới. Các chuyên gia nhận định, liệu với kiểm thu gom hoa thanh long ồ ạt thời gian qua có phải là "chiêu trò” nhằm phá vỡ thế mạnh và vị trí của 1 của nước ta trong việc cung ứng thanh long cho thế giới. 
 
Vài năm gần đây, Trung Quốc đang đẩy mạnh việc phát triển cây thanh long với diện tích khoảng trên 20.000 ha tương đương với diện tích thanh long hiện tại của Việt Nam. Nhưng cũng không riêng gì Trung Quốc mà Thái Lan, Malaysia, Srilanka… cũng đang trồng cây thanh long với diện tích lớn, đe dọa vị trí trái này của Việt Nam.
 
TS. Lê Đăng Doanh từng cảnh báo, cần có một nghiên cứu, khảo sát, báo cáo đầy đủ về các thủ đoạn, hành vi của thương lái Trung Quốc trong việc thu mua sản phẩm ở Việt Nam. Bộ Công Thương cần có hướng dẫn cụ thể, đối với thương lái không có lai lịch, đăng ký thu mua, cần phải báo cáo và phải ngăn chặn, thông báo đến nông dân, địa phương để có biện pháp phòng ngừa, cảnh giác…
 
Phải cảnh giác

Hơn ai hết người dân cũng như thương lái trong nước phải tỉnh táo, luôn chủ động- ông Phạm Văn Dư, Phó cục trưởng Cục Trồng trọt, nhận định, việc người dân cắt bán hoa thanh long, trái cam non cho thương lái không có kế hoạch sẽ gây nhiều bất lợi.
 
Việc cắt tỉa hoa sẽ góp phần cho cây tập trung nuôi các hoa trái có chất lượng, về việc này nông dân phải hết sức tính toán và phải chủ động bằng kinh nghiệm làm vườn của mình người dân phải tính cắt, tỉa hoa như thế nào là vừa, làm sao phục vụ được cái chính là thu được trái chín có năng xuất cao… 
 
Ông Dư cho biết thêm, dù thương lái có thu mua kiểu lạ đời nào đi nữa thì điều cốt lõi là người nông dân của mình phải hết sức nghiêm túc, chủ động để ý chất lượng cây trồng và thị trường phải thông minh và xử lý phù hợp với vườn cây ăn trái của mình, đừng vì tác động bên ngoài như người ta cần mua hoa mà mua với số lượng lớn mình cắt mang bán thì chết… 
 
Trên thực tế, thời gian gần đây, do chính quyền địa phương thông tin đã kịp thời tới người dân nên số vụ thiệt hại trong những lần giao dịch với thương lái Trung Quốc đã giảm đi rất nhiều. 
 
Các địa phương đã chủ động ngăn chặn được tình trạng người dân ồ ạt thay đổi cây trồng theo thị trường. Để người dân không phải đơn độc trong việc ứng phó với chiêu trò lạ của thương lái, các bộ, ngành sớm điều tra về động cơ, mục đích của thương lái nước ngoài để thông tin kịp thời cho người dân…

Theo Quốc Trung/ Đại Đoàn Kết





Tin xem nhiều

Tin mới cập nhật