đèn gỗ

đèn gỗ trang trí

Vượt cạn đau đến mức nào?

Đăng ngày 30/08/2015

Một lần tôi đi thăm chị bạn mới sinh con so, khi ấy tôi còn chưa lấy chồng, chị vừa nằm trên giường ôm bụng rên rỉ, vừa nắm tay tôi thật chặt: “Em ơi, đừng đẻ, đau lắm!”. Hai năm sau, khi tôi vừa cưới, lại đi thăm chị sinh con dạ. Lần này, chị cười tươi tắn nói: “Lần này chị không đau như lần trước, lại được nằm phòng riêng thoải mái, trộm vía con chị dễ tính nên chị khỏe re…”.
Một lần tôi đi thăm chị bạn mới sinh con so, khi ấy tôi còn chưa lấy chồng, chị vừa nằm trên giường ôm bụng rên rỉ, vừa nắm tay tôi thật chặt: “Em ơi, đừng đẻ, đau lắm!”. Hai năm sau, khi tôi vừa cưới, lại đi thăm chị sinh con dạ. Lần này, chị cười tươi tắn nói: “Lần này chị không đau như lần trước, lại được nằm phòng riêng thoải mái, trộm vía con chị dễ tính nên chị khỏe re…”.
 
Nửa năm sau cưới, tôi có bầu. 4 năm sau tôi đã có hai nhóc tì đáng yêu xinh xắn. Trải nghiệm đau đẻ ư? Tôi nghĩ không có nỗi đau nào đau bằng đau đẻ. Phải nói là “đau thấy tám mươi ông mặt giời” luôn í chứ…
 
Có cơn đau nào bằng đau đẻ
 
Nếu bạn sắp sinh và bạn muốn hỏi kinh nghiệm đau đẻ từ những chị em có kinh nghiệm, hẳn bạn sẽ được nghe nhiều câu trả lời khác nhau. Đúng vậy, cơ thể mỗi người mỗi khác, chính vì vậy việc đau đẻ cũng không ai giống ai. Có mẹ trải qua quá trình sinh nở rất đỗi đơn giản và nhẹ nhàng, nhưng cũng có không ít mẹ phải vật vã “chết đi sống lại” với cơn đau chuyển dạ.
 
Nói một cách đơn giản, bạn có bị đau bụng mỗi khi đến tháng không? Có thể nói đó là sự khó chịu mức độ thấp nhất của cơn đau chuyển dạ. Mức độ này tăng theo cấp số nhân, đỉnh điểm của nó có thể sẽ khiến bạn đưa ra quyết định: “Tởn tới già, chỉ đẻ một lần thôi, không bao giờ có lần sau”. Nhưng sau đó, có thể chưa đầy một năm, bạn lại lên cơn thèm… sinh con. Đơn giản vì em bé cưng quá đi thôi.
 
Tôi từng chứng kiến một chị sinh con khó, sau khi đã kích đẻ các kiểu nhưng không thành công, chị đau đớn đến mức chỉ muốn “nhảy xuống lầu cho rồi”. Sau đó, chị được đưa lên bàn mổ, nhưng thời gian chờ đợi khá lâu do phòng mổ đã kín hết, chị vừa nằm thở vừa khóc lóc, la mắng, rên rỉ và vật vã năn nỉ bác sĩ.
 
Ở phòng chờ sinh cũng có ba bảy dạng bà bầu: người thì thong thả đi lại chờ cơn chuyển dạ, người thì bám chặt vào thành giường kìm cơn đau, người thì la khóc đòi bác sĩ cho mổ đẻ… Các bác sĩ cũng giữ “tinh thần thép”, vừa động viên, vừa “dọa nạt” bà bầu không được kêu la nhiều mất sức không còn sứa rặn đẻ, vừa thăm khám kiểm tra cả mấy chục bà bầu nằm la liệt trong phòng.
 
Phòng chờ sinh là căn phòng đầy áp lực là thế.
 
Đau chuyển dạ là cơn đau "nhớ đời"...
 
Đau thế nào suốt quá trình chuyển dạ?
Quá trình chuyển dạ thường diễn ra qua ba giai đoạn giai: mở cổ tử cung, rặn đẻ và giai đoạn sổ nhau thai. Hành trình này kéo dài từ 5 tiếng dến 12 tiếng đồng hồ, có khi hơn.
 
Mở cổ tử cung (kéo dài từ 8-10 giờ)

Thường thì khi cổ tử cung mở 2 phân, bạn sẽ được tiếp nhận vào phòng chờ sinh. Suốt thời gian này, tử cung co bóp khiến cổ tử cung mỏng đi và mở dần ra, đến khoảng 10 cm là bé chào đời. Cơn đau ban đầu chỉ như đau bụng kinh hàng tháng, sau đó khó chịu dần lên. Cơn co xuất hiện 10 phút 1 lần, sau đó giảm xuống chỉ còn 2-3 phút, bạn cảm thấy đau liên tục, đau khủng khiếp kèm nhu cầu đại tiện, đếm chừng 100 con cừu là cơn đau quay lại nghĩa là em bé sắp chào đời.
 
Rặn đẻ (kéo dài khoảng 1 giờ)

Khi cổ tử cung mở 10 phân, bác sĩ sẽ yêu cầu bạn rặn đẻ. Rặn đẻ tốn sức, thành ra bạn phải dành sức để rặn. Nếu bạn phung phí sức cho thở mạnh, rên rỉ, gào khóc… thì có nguy cơ bạn không rặn thành công và em bé sẽ bị ngạt. Thật ra, dù chúng ta có tham khảo bao nhiêu cách rặn đẻ mà các chị em chia sẻ, thì đến lúc đó bạn cũng trở nên bấn loạn, quên bài. Không sao, bản năng làm mẹ sẽ mách bảo bạn cách rặn. Lúc đấy, bên cạnh sự động viên và hướng dẫn của bác sĩ, tự nhiên bạn sẽ thấy mình giỏi đến cỡ nào. Các bác sĩ cũng hỗ trợ cuộc chuyển dạ của bạn bằng cách rạch tầng sinh môn, nhưng lúc này cơn đau chuyển dạ lấn át tất cả, bạn sẽ chẳng thấy đau đớn chút nào khi bác sĩ làm thủ thuật rạch tầng sinh môn đâu. Sau khi em bé chào đời, bạn cảm thấy như nhẹ bẫng, mọi cơn đau tự nhiên biến mất hoàn toàn, chúc mừng bạn, thiên đường là đây. Hãy nhớ ngắm thiên thần của bạn đi nhé.
 
Sổ nhau, khâu tầng sinh môn (kéo dài khoảng 30 phút)

Bạn sẽ được bác sĩ đề nghị rặn thêm một lần nữa để sổ hết nhau thai. Ca sinh nở coi như đã kết thúc thành công. Bạn sẽ được nghỉ ngơi đôi chút, sau đó bác sĩ sẽ khâu tầng sinh môn cho bạn. Bạn có thể chọn khâu thường hay khâu thẩm mĩ. Tôi sẽ đề cập kỹ lưỡng hơn về quá trình chuyển dạ ở một bài viết khác, nhưng ở đây, tôi muốn bạn chuẩn bị tâm lý cho quá trình “khâu vá”. Có thể nó rất đau nếu như thuốc tê chưa ngấm, hoặc thuốc tê hết khi bác sĩ khâu chưa xong. Đau như chính bạn đang cầm kim và khâu vào da thịt, nhất là những chỗ da thịt “nhạy cảm”. Nếu thấy đau, hãy nói với bác sĩ để có cách giải quyết.
 
...nhưng bạn sẽ quên ngay sau khi nhìn thấy thiên thần bé bỏng
 
Không đau gì bằng đau đẻ, nhưng bạn đã sinh ra một thiên thần bé bỏng. Bạn giỏi vô cùng, giỏi hơn cả các đấng mày râu luôn đấy! Đàn ông không chịu được những cơn đau bạn đã trải qua khi sinh con, khoa học đã chứng minh điều ấy. Các đức ông chỉ có thể chịu được mức độ đau 100/500 mà thôi.

(WTT)





Tin xem nhiều

Tin mới cập nhật